Home > Linh vật đá > Am thờ bằng đá đẹp > Tháng 7 cô hồn – văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ

Tháng 7 cô hồn – văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ

Tháng 7 cô hồn – văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ

Tháng 7 cô hồn – văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ, Người xưa cho rằng, tháng cô hồn là khoảng thời gian ma quỷ, vong hồn được phép quay lại trần gian và có thể quấy nhiễu hoặc mang đến những đen đủi cho con người.

Tháng 7 cô hồn - văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ
Tháng 7 cô hồn – văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ

Tháng cô hồn là khái niệm quen thuộc trong dân gian Việt Nam, nói về một khoảng thời gian có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, phong tục tập quán của người Việt Nam.

Xem thêm: ban bàn thờ cây hương thờ cô hồn

. am thờ vong cô hồn ngoài trời

. miếu thờ sơn thần linh ông thiên địa

Tại sao tháng 7 âm lịch lại được gọi là tháng cô hồn? và lễ vu lan báo hiếu: Nguồn gốc và ý nghĩa

những ý nghĩa tháng cô hồn

Với quan niệm rằng mỗi người đề có hai phần là phần xác và phần hồn, dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch các linh hồn ở dưới sẽ lên dương gian để nhận lễ cúng từ người thân hoặc đi lang thang quấy rối người khác nếu không được cúng dường.

04 Tháng 7 cô hồn - văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ
04 Tháng 7 cô hồn – văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ

Đây là dịp để tưởng nhớ đến tổ tiên nên trong tháng cô hồn, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn dâng lên gia tiên để tỏ lòng thành kính.
Ngoài ra, các gia đình thường chuẩn bị thêm mâm cúng đơn sơ gồm cháo loãng, cơm trắng, gạo, muối, bỏng ngô, bánh, kẹo,… để giúp các vong linh có được bữa ăn no nê, giải thoát khỏi khổ đau, cũng như tránh bị quấy phá và giữ bình an cho gia đình.

. Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

Nhiều người Việt Nam trong ngày này cũng phát tâm đi làm việc thiện, giúp đỡ người khó khăn với mong muốn người có hoàn cảnh khó khăn sẽ cảm thấy được sẻ chia, ấm áp trong ngày này.

. Đền cô bé tân an thượng ngàn – văn khấn cúng

Sự tích và nguồn gốc tháng 7 lễ 15 vu lan – cô hồn

Tục thờ cúng của người Việt: “Theo tín ngưỡng truyền thống thì vào ngày Rằm tháng 7, các tội nhân ở cõi âm được tha tội một ngày, bởi vậy các gia đình ở dương gian làm cỗ bàn cúng gia tiên, đốt vàng mã và cầu cúng tụng kinh độ trì cho họ”.

03 Tháng 7 cô hồn - văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ
03 Tháng 7 cô hồn – văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ

Trong cuốn Phong tục thờ cúng của người Việt do NXB Văn hóa Thông tin phát hành có đoạn: “Tết Trung nguyên là tết tổ chức vào ngày rằm tháng bảy, dân gian còn gọi là ngày Xá tội vong nhân. Nhiều người bày lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà, rìa đường phố, cúng cô hồn, ma đói, dùng lễ vật sơ sài như bánh đa, bánh bỏng, ngô bắp, khoai lang, trứng luộc”.

Ở mỗi tôn giáo hay thậm chí mỗi vùng miền của đất nước Việt Nam sẽ có quan điểm hơi khác nhau về tháng cô hồn. Trong khi người miền Bắc thiên về cúng Xá tội vong nhân vào tháng cô hồn thì ở miền Trung và miền Nam lại trọng Lễ Vu Lan báo hiếu bậc sinh thành.

Dù diễn giải hay đề cao quan niệm nào thì chung quy lại, tháng cô hồn hay Lễ Vu Lan báo hiếu đều là những quan niệm hướng tới ý nghĩa tốt đẹp là nhớ về tổ tiên, báo hiếu cha mẹ và làm việc thiện giúp đỡ người khác.

Tục giật đồ tháng cô hồn có tác dụng gì

Trong tín ngưỡng của người Á Đông đặc biệt là nước Việt Nam và Trung Quốc, tháng cô hồn liên quan đến việc Diêm Vương mở cửa quỷ môn quan, cho phép linh hồn của người đã qua đời có thể trở về thăm thân nhân và thế gian. Trong thời gian này, người dân thường thực hiện các hoạt động cúng dường để giúp đỡ các linh hồn này không quấy phá, gia đình được bình an.

 

Ở Việt Nam, tháng cô hồn được tính từ ngày 1/7 – 30/7 âm lịch và là tín ngưỡng tâm linh truyền thống đã tồn tại từ xa xưa đến nay.

Nguồn gốc của truyền thống “giựt cô hồn” có liên quan đến niềm tin tâm linh trong văn hóa Á Đông

Trong tín ngưỡng Phật giáo và Đạo giáo, cúng cô hồn là phần quan trọng của văn hóa tôn thờ tổ tiên và linh hồn. Phong tục “giựt cô hồn” có nguồn gốc từ niềm tin vào cửa ngõ mở ra giữa thế gian và thế giới tâm linh vào tháng 7 âm lịch. Người thực hiện tin rằng giựt cô hồn giúp đưa linh hồn trở lại thế giới tâm linh.

02 Tháng 7 cô hồn - văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ
02 Tháng 7 cô hồn – văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ
01 Tháng 7 cô hồn - văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ
01 Tháng 7 cô hồn – văn khấn cúng -những điều kiêng kỵ

Mâm cúng cô hồn hàng tháng cần chuẩn bị những gì?

Mỗi khu vực có thể có cách chuẩn bị mâm cúng riêng biệt, và phong cách cúng cũng khác nhau. Tuy nhiên, một mâm cúng cơ bản thường bao gồm các vật phẩm sau:

Dĩa muối và gạo.

12 chén cháo trắng hoặc 3 chén cơm nhỏ.

12 viên đường thẻ.

Bắp rang và khúc mía dài khoảng 15cm.

Bộ giấy tiền vàng bạc mô phỏng.

3 ly nước.

2 cây nến và 3 cây nhang.

1 lư hương.

Một số vật phẩm không thể thiếu là dĩa muối và gạo, cùng với giấy tiền vàng bạc và nhang đèn. Đặc biệt, muối và gạo được coi là rất quan trọng, và theo truyền thống, nếu thiếu chúng, nghi lễ cúng có thể không thành công và có thể gây ra sự quấy rối từ phía linh hồn sau này.

Thời điểm thích hợp nào để cúng cô hồn

Không giống với cách tổ chức lễ cúng trong tháng 7 âm lịch, ngày cúng người đã khuất hàng tháng thường diễn ra vào ngày mùng 2 và mùng 16 của lịch âm. Thời điểm tốt nhất để thực hiện lễ cúng này mà nhiều gia đình Việt truyền thống thường chọn là vào buổi chiều tối, từ khoảng 17 giờ đến 19 giờ. Lúc này, ánh sáng mặt trời đang dần yếu đi, không gian chuyển đổi âm thịnh dương suy.

Theo quan niệm xưa, vào thời điểm này, linh hồn của người đã qua đời có thể tự do hoạt động, và vì vậy, đặt mâm cúng trong khoảng thời gian này giúp đảm bảo rằng những linh hồn sẽ đến “dùng” đồ cúng mà ta chuẩn bị, sau đó rời đi và sẽ không làm phiền chúng ta sau đó.
Lễ vật cúng cô hồn vào mùng 2 hoặc 16 âm lịch hàng tháng

Mâm cúng cho các vong hồn hàng tháng thường có những vật phẩm được bày trí như sau:

Lư hương luôn đặt ở phía trước ở trung tâm của mâm cúng. Đèn nến thường được đặt bên cạnh lư hương.

Dĩa muối và gạo là hai vật phẩm bắt buộc phải có trong mâm cúng, đặt song song bên cạnh đèn nến và lư hương.

3 ly rượu và 3 ly nước được sắp xếp phía sau hoặc phía trước lư hương. Cách sắp xếp này có thể thay đổi tùy theo diện tích của mâm cúng.

Các vật phẩm tế: 12 chén cháo, chè, cơm, mì gói, bánh kẹo, và trái cây thường được đặt phía sau lư hương. Mặc dù có những quy tắc bài trí theo hướng Đông Tây, nhưng lễ cúng hàng tháng thường không bó buộc vào bất kỳ kiểu bài trí cụ thể nào, quan trọng là đảm bảo có đủ các vật phẩm cúng là được.

Cuối cùng, chuẩn bị thêm vàng mã và giấy tiền âm phủ, đặt bên cạnh dĩa muối và gạo.

Văn khấn cúng cô hồn hàng tháng chuẩn nhất

Văn khấn cúng hàng tháng số 01 – 15

“Kính lễ mười phương Tam Bảo chứng minh

Hôm nay ngày……tháng……năm………………(âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi………………………

Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)…, quận (huyện) ……………,tỉnh (Tp):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ.

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều)

Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đà Phạ Lô Chỉ Đế, Án Tám Bạt Ra, Tam Bạt Ta Hồng (7 lần)

– Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều)

Nam Mô Tô Rọ Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Điệt Tha, Án Tô Rô, Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Ta Bà Ha (7 lần)

– Chân ngôn cúng dường:

Án Nga Nga Nẵng Tam Bà Phạt Phiệt Nhựt Ra Hồng(7 lần).”

Văn khấn cúng hàng tháng số 2 – 16

“Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..

Ở tại số nhà……………………………………………………..

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh: Cô hồn xuất tại côn lôn

Ở tam kì nghiệp, cô hồn vô số

Những là mãn giả hằng hà

Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn nhỏ

Ôi! m linh ơi, cô hồn hỡi

Sống đã chịu một đời phiền não

Chết lại nhờ hớp cháo lá đa

15 điều cấm kỵ không nên làm trong tháng cô hồn

Không ra ngoài vào ban đêm

Vào tháng cô hồn, Diêm Vương thả cửa cho ma quỷ, vong hồn về dương gian. Theo quan niệm của ông bà ta thời xưa, ma quỷ thường xuyên “quấy phá” con người hay ra ngoài đường lúc đêm khuya, vì thế chúng ta nên ở trong nhà trong khoảng thời gian này. Thay vào đó, bạn có thể ngồi xem phim, nghe nhạc hoặc chơi game,

Không sát sinh

Theo dân gian, việc sát sinh vào những ngày tháng cô hồn sẽ khiến bạn bị ma quỷ đeo bám và phá hoại. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc giết hại các con vật.

Không phơi quần áo ban đêm

Một trong những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn là không được phơi quần áo lúc đêm khuya. Ông bà ta quan niệm rằng, những con quỷ, ma khi thấy áo trắng, chúng sẽ bay vào bên trong áo để mặc. Chúng sẽ “nồng nặc” mùi âm khí, khi ta mặc vào sẽ gặp chuyện không hay. Vì thế, bạn có thể lấy đồ từ buổi chiều thay vì đợi đến đêm rồi mới lấy.

Không đứng gần cây đa

Người xưa có câu ”quỷ gốc đa, ma gốc đề” ngụ ý rằng vào ban đêm dưới gốc cây đa, cây đề hội tụ rất nhiều âm khí, đặc biệt là tháng cô hồn. Vì thế, bạn không nên đứng gần, ngồi, nằm hay trốn ở đó để tránh bị ”ma trêu quỷ hờn”.

Không treo chuông gió đầu giường

Điều cấm kỵ không làm trong tháng cô hồn là treo chuông gió ở đầu giường. Tiếng chuông gió thường gọi ma quỷ đến nhà gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống thường ngày.

Không nhặt tiền rơi

Trong tháng cô hồn, người ta thường hay rải tiền xuống đường dùng để mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa. Tuyệt đối bạn không nên nhặt tiền rơi ngoài đường vì sẽ phải chịu những tai họa thay cho người rải tiền.

Không nói bậy

Tuyệt đối không thề thốt hay nói bậy bất cứ điều gì trong tháng này, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11h đến 12h45 phút trưa hoặc từ 18h chiều cho đến rạng sáng. Với những ai “khẩu nghiệp”, tốt nhất bạn nên hạn chế mở lời trong giai đoạn này, bởi nó có thể mang đến vô vàn tai họa không ngờ tới.

Không để dép hướng về phòng ngủ

Việc này dễ thu hút ma quỷ “lên giường” với bạn. Chúng sẽ đu bám, hút cạn sinh khí và phá hoại giấc ngủ của bạn.

Không đốt tiền vàng, vàng mã tùy tiện

Tháng cô hồn cũng là tháng của quỷ đói, chúng sẽ lang thang khắp nơi để kiếm ăn. Nhà nào đốt vàng mã, tiền của tùy tiện, chúng sẽ bu quanh làm ảnh hưởng đến cuộc sống, vận hạn của bạn.

Không ăn vụng đồ cúng tháng cô hồn

Rằm tháng 7 hàng năm, hầu hết gia đình nào cũng làm mâm cỗ để cúng đồ ăn, thức uống cho các linh hồn, quỷ đói. Theo quan niệm dân gian, đồ của người âm nếu chưa cúng mà đã ăn hoặc chưa xin phép đã lấy sẽ rước phải tai họa vào thân.

Không chụp ảnh vào ban đêm

Việc chụp ảnh lúc ban đêm trong tháng cô hồn “vô hình” để ma quỷ cùng người sống ở trong khung hình, đó là điều cấm kỵ. Nếu bạn là fan check-in tự sướng mọi thời điểm trong ngày để đăng trên mạng xã hội thì cũng nên hạn chế chụp lúc khuya nhé. Tốt nhất là nên dạo phố vào buổi sáng, lên hình với một chiếc iPhone 14 Pro Max cao cấp để có những bức hình thật lung linh nhé!

Không nên thề thốt, hứa suông

Trong tháng cô hồn, khoảng thời gian từ 11h45phút đến 12h00 và từ 18h chiều cho đến rạng sáng hôm sau, bạn không được thề thốt, hứa suông để tránh hậu họa bất ngờ.

Không cắm đũa lên cơm

Trong bữa cơm, người Việt quan niệm rằng việc cắm đũa lên cơm là hành động ăn cùng người đã mất. Việc này sẽ làm ma quỷ phát giác và mang âm khí vào nhà.

Hạn chế làm chuyện đại sự

Tháng cô hồn không nên làm những việc quan trọng như ký hợp đồng làm ăn, cưới hỏi…Trong trường hợp bất khả kháng, bạn nên xem kỹ ngày tốt, cúng viếng để mọi chuyện êm xuôi.

Hạn chế những điều khác

Trong tháng cô hồn, bạn nên kiêng không được cắt tóc, kiêng xuất tiền của, kiêng ăn thịt chó, thịt vịt, kiêng đi thăm phụ nữ đẻ,… Nhiều lời đồn cho rằng việc này có thể mang đến vận xui cho người thực hiện. Tuy nhiên, mọi yếu tố đều chỉ là vấn đề tâm linh. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện một số việc cần thiết nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, có kiêng thì có lành!