Năm5 mẹ bà ngũ hành văn khấn/tục thờ sắm lễ
Năm5 mẹ bà ngũ hành văn khấn/tục thờ sắm lễ, Trong tín ngưỡng thờ nữ thần, thờ Mẫu tại Việt Nam, nếu như trong các miếu, đền tại miền Bắc thường thờ các thánh Mẫu, ông Hoàng, Bà Chúa, … thì tại các đền miền Nam, Chúa Bà Ngũ Hành hay còn gọi là bà Ngũ Hành, Ngũ Hành Nương Nương hay 5 mẹ Ngũ Hành được thờ tự phổ biến hơn cả. Vậy tục thờ này cụ thể như thế nào.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp trồng lúa nước. Vụ mùa bội thu cuộc sống ấm no hay không phụ thuộc rất nhiều vào nắng, gió, mưa sa của trời đất nên tín ngưỡng thờ Chúa Bà Ngũ Hành càng phát triển và trở nên phổ biến tại Việt Nam đặc biệt tại các tỉnh Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các vị Chúa Bà Ngũ Hành được thờ tự bao gồm:
Đệ Nhị Chúa Bà Mộc Tinh Thần Nữ
Đệ Tam Chúa Bà Thủy Tinh Thần Nữ
Đệ Nhất Chúa Bà Kim Tinh Thần Nữ
Đệ Tứ Chúa Bà Hỏa Phong Thần Nữ
Đệ Ngũ Chúa Bà Thổ Đức Thần Nữ
Chúa Bà Ngũ Hành là – Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương
Đầu tiên, để tìm hiểu về Chúa Bà Ngũ Hành, chúng ta tìm hiểu qua về khái niệm Ngũ Hành.
Ngũ Hành là khái niệm bắt nguồn từ quan niệm triết học của người Trung Quốc cổ. Theo đó, quan niệm này chỉ ra rằng trời đất, vũ trụ được vận hành bởi 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tức biểu trưng lần lượt cho kim loại, gỗ, nước, lửa và đất. Gọi tắt 5 yếu tố này là Ngũ Hành. Mỗi yếu tố lại có sự tương sinh tương khắc theo quy luật nhất định. Quy luật này đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội như y học, ẩm thực, thiên văn, …
Dần dần, thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, trở thành sự thờ phụng mang tính chất tâm linh thiêng liêng phổ biến tại rất nhiều nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.
Với sự tiếp nhận có chọn lọc hòa quyện với những tín ngưỡng dân gian đã có trước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phụng với hình tượng đại diện là Chúa Bà Ngũ Hành hay 5 mẹ Ngũ Hành. Cũng từ đó, tục thờ Ngũ Hành Nương Nương được hình thành.
Ngày vía kỵ Chúa Bà Ngũ Hành
Theo phong tục, lễ vía Bà Chúa Ngũ Hành vào ngày 19 tháng 3 âm lịch, có nơi cúng vào ngày khác nhưng vẫn xoay quanh tháng 3 âm lịch. Bởi theo quan niệm của người Việt “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” nên phong tục này vẫn được giữ cho đến tận bây giờ. Trước ngày mất của bà, người ta thường làm lễ “mặc áo bà”, tức là nghi lễ lau chùi, sơn phết và thay áo mới cho tượng bà. Tại các điện thờ bà, người ta còn mời mọi người đến múa, hát, tế, dâng hoa cho bà.
Bản văn khấn Bà Chúa Ngũ Hành:
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là …………………………………………………… Tuổi ………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..( âm lịch)
Hương tử con đến nơi ………………………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng
chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm sắm sửa dâng lên lễ bạc hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm, trình cáo
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng,
sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Miếu thờ Chúa Bà Ngũ Hành tại Côn Đảo
Côn Đảo, với vẻ đẹp hoang sơ và nhiều di tích lịch sử, cũng là nơi có những ngôi đền, miếu thờ Chúa Bà Ngũ Hành được người dân tôn vinh và thờ cúng.
Đền Chúa Bà Ngũ Hành Bãi Đầm Trầu là một trong những ngôi đền linh thiêng trên đảo Côn Đảo. Đây là nơi quan trọng trong nghi lễ và tín ngưỡng của người dân địa phương, cũng như của du khách đến thăm.
Đền được xây dựng với kiến trúc độc đáo và được trang trí một cách trang nghiêm, tôn vinh vẻ đẹp và quyền uy của Chúa Bà Ngũ Hành.
Trong các làng trên đảo Côn Đảo, cũng có nhiều miếu thờ Chúa Bà Ngũ Hành được xây dựng để thờ cúng và tôn vinh các vị thần. Những miếu thờ này thường được người dân xây dựng và duy trì, là nơi linh thiêng để cầu nguyện và thờ cúng.
Những ngôi đền, miếu này còn là điểm đến hấp dẫn với du khách, giúp họ hiểu rõ hơn về truyền thống tôn giáo và văn hóa dân gian của địa phương. Ngoài ra, đền, miếu thờ Chúa Bà Ngũ Hành còn góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa và du lịch của Côn Đảo, thu hút du khách đến tham quan và khám phá.