Home > Đồ Thờ > Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ, Đối với mỗi người dân việt nam chúng ta Phong tục đi lễ chùa cầu duyên là một trong những tín ngưỡng tâm linh, đồng thời cũng là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay. bên cạnh đó, đối với các bạn trẻ còn “cô đơn lẻ bóng” hay ” tình duyên chưa tới “, việc đến đền chùa không chỉ cầu may mắn, bình an mà còn cầu tình duyên, mong muốn tìm một nửa tri kỷ của đời mình, hợp nhất.

Văn khấn cầu tình duyên chùa hà mới nhất 2025
Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

Đi cầu duyên hay lễ chùa không ấn định ngày nào nhất định, mà chỉ cần vào những ngày đẹp trời, nhiều bạn trẻ lại nô nức kéo nhau đi sắm lễ đến các đền chùa để cầu duyên. Bên cạnh đó, cầu duyên ở đâu thiêng nhất chắc chắn cũng là câu hỏi mà nhiều du khách tò mò. Mỗi lần đi chùa ttrong mỗi chúng ta luôn có những thắc mắc chung: cần sắm lễ vật gì, văn khấn cúng như nào là đúng, những điều kiêng kỵ? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc cùng bạn.

XEM THÊM: MẪU CHÙA BẰNG ĐÁ ĐẸP

Tổng hợp những ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng nổi tiếng nhất việt nam

01. Chùa duyên ninh ( Ninh Bình)

Địa chỉ: Tràng An, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình, Mặc dù hàng trăm năm đã trôi qua, Chùa Duyên Ninh vẫn là điểm đến được Phật Tử tứ phương tìm đến khi muốn cầu nguyện chuyện ái tình hay tìm kiếm may mắn đường con cái. Chùa Duyên Ninh toạ lạc ở vị trí đắc địa, tựa lưng vào vách núi và hướng mặt về mỹ cảnh thiên nhiên hùng vỹ. Từ nơi đây, du khách có thể dễ dàng ghé thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, Hoa Lư, Tam Cốc…

truyền thuyết về sự linh nghiệm của Chùa Duyên Ninh bắt đầu từ thời Đinh – Tiền Lê. Ngôi chùa này từng là nơi se duyên cho Vua Lý Thái Tổ và hiền thê Lê Thị Phất Ngân – tức ái nữ của Vua Lê Đại Hành; về sau, Hoàng Hậu Phất Ngân đã đến đây tu hành và tác hợp cho nhiều đôi lứa hữu tình.

07 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
07 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

XEM THÊM: MẪU CỔNG CHÙA BẰNG ĐÁ ĐẸP

02. Chùa hà hà nội : ” khi đi le bóng khi về có đôi “

Địa chỉ: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Chùa Hà là địa điểm cầu duyên không còn xa lạ với giới trẻ Hà thành. Không chỉ quen thuộc với những bạn trẻ tới cầu duyên, chùa Hà còn là quần thể chùa chiền đẹp, thu hút nhiều phật tử và du khách ghé thăm.

Giữa Hà thành ồn ào, náo nhiệt, chùa Hà nằm ẩn mình trong 1 con ngõ nhỏ trên đường Cầu Giấy. Ghé thăm ngôi chùa Hà Nội này, bạn có thể dâng hương, xin quẻ cầu may mắn hay gửi niềm ước vọng sớm gặp được một mối duyên lành. Cùng khám phá ngôi chùa khi đi lẻ bóng – khi về có đôi này bạn nhé!

Địa chỉ: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

08 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
08 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

XEM THÊM: MẪU CUỐN THƯ BÌNH PHONG CHÙA BẰNG ĐÁ ĐẸP

03. Chùa sở 1 ( Chùa phúc khánh )

Trải qua nhiều lần trùng tu vào thế kỷ XIV và XX, Chùa Phúc Khánh vẫn lưu giữ được vẻ đẹp cổ kính – lấy vàng và nâu làm sắc màu chủ đạo. Chùa đang lưu giữ hơn 20 pho tượng, 21 tấm bia đá, 30 đại hồng chung cùng nhiều hiện vật mang giá trị cao về nghệ thuật. Mỗi năm, hàng chục nghìn Phật Tử ghé đến Chùa Phúc Khánh để cầu duyên, cầu an, cúng giải hạn…nên ghé đến đây một lần để được mục sở thị vẻ đẹp mộc mạc mà ấn tượng của Chùa Phúc Khánh nhé.

Ra đời vào thời kỳ Hậu Lê, Chùa Phúc Khánh (hay Chùa Sở 1) là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất . Địa điểm này đã được công nhận là Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Cấp Quốc Gia vào năm 1988.

09 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
09 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

XEM THÊM: MẪU TƯỜNG HÀNG RÀO BAO LAN CAN CHÙA BẰNG ĐÁ ĐẸP

04. Phủ Tây Hồ – tp Hà Nội

Địa chỉ: Số 52 Đặng Thai Mai, Quảng An, quận Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là chốn linh thiêng bậc nhất Thủ đô mà du khách nên ghé mỗi khi du lịch Hà Nội. Phủ Tây Hồ thờ ai, đi phủ chuẩn bị lễ như thế nào… đây là câu hỏi mà rất nhiều du khách băn khoăn. Cùng Vinpearl theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc này nhé.

Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh công chúa – bà là một nhân vật trong truyền thuyết và là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng làm vỡ ly ngọc quý, sau đó bị đày xuống trần gian. Trong thời gian ở dưới trần gian, bà đã quyết định dừng chân ở Hồ Tây để diệt ma quái, giúp người dân an cư lạc nghiệp. Chính vì vậy, Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh và trở thành chốn linh thiêng của người dân.

19 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
19 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

XEM THÊM: MẪU CỘT CHÙA BẰNG ĐÁ ĐẸP

05. Am Mị Nương – Chùa Cổ Loa – Hà Nội

Địa chỉ: Xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội

Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội). Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng tương truyền để tưởng nhớ công chúa Mị Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội khi xưa. Truyền thuyết về câu chuyện tình cảm sắt son, chung thủy của nàng Mỵ Nương cùng Trọng Thủy khi xưa đã khiến bao người cảm động, tin tưởng rằng đến nơi đây cầu duyên sẽ được linh ứng.

Cứ thế, một đồn mười, người ta đổ về đây mong kiếm tìm hạnh phúc. Chính vì vậy am Mỵ Nương được người đời truyền tụng là rất có ứng nghiệm trong cầu duyên và hạnh phúc gia đình. Người đổ về Am Mỵ Nương mỗi độ xuân về để mong điều may mắn, tốt đẹp và hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

20 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
20 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

XEM THÊM: MẪU ĐÁ KE CHÂN CỘT CHÙA BẰNG ĐÁ ĐẸP

06. Chùa Láng – Hà Nội

Địa chỉ: 116 phố Chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Tương truyền, từ thời vua Lý Anh Tông, chùa Láng đã được xây dựng. Đây chính là nơi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh – bậc cao minh, phép thuật phi thường và là cụ tổ của nghề múa rối nước tại Việt Nam.

Theo truyền thuyết kể lại rằng, nhà sư Từ Đạo Hạnh sau khi viên tịch đã đầu thai thành con trai của một gia đình có dòng dõi quý tộc, đứng đầu là Sùng Hiền hầu. Thời điểm đó, vua Lý Nhân Tông đang cai quản đất nước nhưng không có con trai. Khi đó, dòng tộc Sùng Hiền hầu lại rất được lòng vua và nân nên con trai của ông đã được nối ngôi, lấy hiệu là Lý Thần Tông, tiếp tục cai quản đất nước.

21 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
21 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

07. Chùa lôi âm tỉnh quảng ninh

Chùa Lôi Âm có địa chỉ thuộc phường Đại Yên, Tp. Hạ Long, Quảng Ninh. Ngôi cổ tự này sở hữu phong cảnh non nước hữu tình và rất linh thiêng, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều người thực sự biết tới.

Chùa Lôi Âm nằm trên dãy núi cùng tên với độ cao hơn 500m so với mực nước biển. Trên núi có khí hậu vô cùng mát mẻ, hệ thực vật phong phú, được ví như là một cao nguyên thu nhỏ của Đại Yên. Đến năm 1997, ngôi chùa đã được chứng nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia và trở thành địa điểm du lịch Hạ Long nổi tiếng linh thiêng.

11 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
11 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

XEM THÊM: MẪU MỘ SƯ VƯỜN BẢO THÁP

08. Chùa thiên mụ – thừa thiên huế

Địa chỉ: đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng – Vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này. Năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi, xây dựng giang sơn cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng binh lính rong ruổi vó ngựa dọc hai bên bờ sông Hương. Ông bất chợt bắt gặp hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, thế tựa con rồng quay đầu nhìn lại.

Theo dấu thời gian, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc trùng tu năm 1710, dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông đã hoàn thiện và thay đổi nhiều kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế. Đặc biệt, một quả Đại Hồng Chung nặng hơn 2 tấn đã được đúc mới và đặt tại ngay điện Đại Hùng.

10 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
10 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

XEM THÊM: MẪU CÂY HƯƠNG BÀN THỜ THIÊN CHÙA BẰNG ĐÁ ĐẸP

09. Chùa bà ấn độ – sài gòn tp hồ chí minh

Chùa Bà Thiên Hậu nằm trong khu trung tâm Chợ Lớn tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Ngay bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành – nơi người Hoa ở Quảng Đông Trung Quốc tập trung. Cách đó khoảng 7km là phố đi bộ Nguyễn Huệ với con đường rộng cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí.

Bà Thiên Hậu sinh ngày 23/3/1044 tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến, tên thật là Lâm Mặc Nương. Ngay từ những ngày đầu, bà đã khiến những người xung quanh chú ý bởi 14 tháng mới ra đời. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng bà được trời phú cho khả năng thiên bẩm trong nhiều lĩnh vực.

Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn. Bởi họ đã đi từ Quảng Đông, Trung Quốc đến với Việt Nam một cách bình yên và an toàn. Đồng thời, tin rằng với sự hiển linh của bà nên họ mới có thể vượt qua được mọi trở ngại, an cư lạc nghiệp.

Khi người Hoa di dân đến Việt Nam, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu cũng theo đó du nhập và nhiều ngôi chùa được dựng lên như chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, chùa Bà Thiên Hậu Võ Văn Kiệt,…

17 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
17 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

XEM THÊM: MẪU MIẾU CHÙA BẰNG ĐÁ ĐẸP

10. Chùa ông – tp hcm sài gòn

Địa chỉ: 676 đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Chùa Ông Quận 5 hay còn được gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu tại Sài Gòn mà còn được xem như một công trình kiến trúc độc đáo ở nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Do đó, ngày 7 tháng 11 năm 1993, chùa Ông đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Ông được xây dựng cách đây gần 300 năm. Lúc này, chùa có tên gọi là Nghĩa An Hội Quán bởi đây là hội quán của người Hoa gốc Tiều Châu ở vùng Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc.

Ngoài ra, chùa còn có tên gọi khác là Miếu Quan Đế vì trong chùa thờ Quan Công. Vì vậy, dù gọi bằng tên gọi nào: Miếu Quan Đế, Nghĩa An Hội Quán hay chùa Ông thì đều đúng cả.

12 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
12 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

XEM THÊM: MẪU AM CHÙA BẰNG ĐÁ ĐẸP

11. Chùa Bát Bửu Phật Đài (Chùa Phật Cô Đơn) -sài gòn Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ chùa: Ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP Hồ Chí MInh khoảng 30km về hướng Tây Nam

Chùa Phật Cô Đơn là tên dân gian đặt cho và thường xuyên sử dụng trở thành một thói quen. Bát Bửu Phật Đài mới là tên chính thức của chùa. Nay chùa đổi tên thành Chùa Thanh Tâm.
Trải qua những năm tháng trong chiến tranh, với sự tàn phá của bom đạn, chùa Thanh Tâm cũng bị thiêu rụi, nhưng lạ lùng thay, kim thân Đức Phật lộ thiên vẫn sừng sững tĩnh tại.

Dân di tản, nơi đây không bóng người, chỉ duy Đức Phật vẫn ở đó, an nhiên, có lẽ do vậy, mà Bát Bửu Phật Đài được người dân, các đoàn thanh niên xung phong đến đây lao động công ích năm 1976 truyền miệng là chùa “Phật Cô Đơn” – Đức Phật một mình giữa đồng không hoang vắng…

15 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
15 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

12. Chùa Ngọc Hoàng (Chùa Phước Hải) – sài gòn Thành Phố Hồ Chí Minh

Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Ngọc Hoàng – Cổ tự cầu con, cầu duyên nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn, hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự) tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa cổ quen thuộc với người dân Sài Gòn và khách du lịch với vẻ đẹp thu hút, chốn cầu con, cầu duyên linh thiêng.

Chùa Ngọc Hoàng gồm 3 tòa là Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Về tổng quan, tín ngưỡng tại ngôi chùa này theo thờ Đạo giáo với tâm hướng về Ngọc Hoàng Đại đế. Tượng thờ Ngọc Hoàng cùng Huyền Thiên Bắc Đến và các thiên binh, thiên tướng được đặt tại Chánh điện của chùa.

Ngoài ra, nơi đây còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh con đẻ cái. Đó là lý do vì sao ngôi chùa này nổi tiếng cầu con cái vô cùng linh nghiệm. Tại các điện, chùa cũng thờ những vị thần linh khác nổi tiếng trong đời sống tâm linh của người Trung Hoa.

Nhìn chung, khi đến chùa Ngọc Hoàng, bạn có thể hướng tâm cầu con, cầu bình an cho gia đình. Ngoài ra, người trẻ còn có thể cầu tình duyên với tượng thờ Thánh Mẫu và ông Tơ, bà Nguyệt.

14 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
14 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

13. Chùa Bà Thiên Hậu – sài gòn Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Đây là một nhân vật có thật sống ở thời nhà Tống, Trung Quốc. Tương truyền, Bà Thiên Hậu được sinh ra vào tháng thứ 14 (trái với quy luật 9 tháng 10 ngày thông thường). Càng lớn Lâm Mặc Nương lại càng thể hiện rõ khả năng của mình trong thiên văn khi thường xuyên nhìn sao trời, đoán thời tiết và giúp đỡ ngư phủ.

Một lần khi cha và hai anh trai chở muối đi bán tại Giang Tây thì thuyền gặp bão lớn, Lâm Mặc Nương lúc ấy đang ngủ đã xuất thần đi cứu mọi người. Bà lấy răng cắn chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh. Nhưng không may trong lúc đó bà lại bị mẹ gọi thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất chỉ cứu được hai anh. Từ lúc này, truyền kỳ về khả năng của Lâm Mặc nương ngày một loan xa, bà cũng trở thành nữ thần được ngư dân tôn sùng và thường xuyên khấn vái những lúc tàu thuyền gặp nguy nan.

13 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
13 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

14. Tu Viện Khánh An – sài gòn Thành Phố Hồ Chí Minh

Tu viện Khánh An nằm ở địa chỉ số 3D, Quốc lộ 1A, phường An Phú Đông của quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Tu viện Khánh An được thành lập từ 1905 từ tổ sư Trí Hiền hay còn gọi là thầy Năm Phận trên mảnh đất khoảng 4ha mà ông được hiến tặng. Ban đầu đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ và có tên là chùa Thầy Phận. Tuy nhỏ bé, nhưng đây là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và cũng là một căn cứ bí mật của chiến sĩ ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của vùng đất An Lộc Đông đã được thành lập tại địa điểm này vào tháng 7/1939 với 9 đảng viên. Đây là chi bộ có nhiều đóng góp cho công cuộc chống Pháp với nhiều hoạt động cực kỳ nổi trội. Đồng hành cùng chi bộ, chùa Khánh An đã nhiều lần vị thực dân pháp đốt phá và trải qua nhiều thăng trầm để có được dáng vóc như hôm nay.

Ngôi chùa này đã được trùng tu lại vào năm 2006 với cái tên mới là tu viện Khánh An và được công nhận di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp thành phố vào năm 2007.

16 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
16 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

15. Chùa Bửu Long – sài gòn Thành Phố Hồ Chí Minh

Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một Tịnh Thất có khuôn viên rộng hơn 11 ha, tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc, tại Khu phố Thái Bình 1, Phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Bửu Long được xây dựng vào năm 1942 và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo trong giai đoạn 2007 – 2011. Hiện nay, các dấu ấn kiến trúc đặc trưng của chùa hầu như vẫn còn lưu giữ nguyên viện. Một số hạng mục vẫn giữ được nét đẹp sơ khai, vẹn nguyên như ngày đầu bao gồm khuôn viên, chánh điện, tăng xá, trai đường, am thất.

Chùa Bửu Long có dấu ấn kiến trúc mang đậm chất Thái Lan với tông màu vàng trắng ấn tượng. Theo Sư Viên Minh, kiến trúc Chùa Bửu Long được lấy cảm hứng từ Phật giáo nguyên thủy bắt nguồn ở Ấn Độ). Ngoài ra, Chùa Bửu Long con có nhiều công trình kiến trúc mang nét thuần Việt. Vì thế, khi đến đây, các tín đồ du lịch sẽ cảm nhận được không gian văn hóa độc đáo có sự kết hợp giữa ba dấu ấn kiến trúc Ấn – Thái – Việt.

18 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
18 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

16. Lăng ông bà chiểu – Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Lăng Ông Bà Chiểu là quần thể khu đền và ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Tả quân Duyệt là một trong những vị tướng quân, quân sư tài ba có công rất lớn đối với triều đình nhà Nguyễn. Ông phục vụ dưới 2 triều vua là vua Gia Long và vua Minh Mạng.

Tuy nhiên, dưới thời vua Minh Mạng năm 1835 đã xảy ra vụ biến loạn thành Phiên An. Kết cục, Lê Văn Duyệt bị buộc tội “che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn”. Khi này ông đã mất, vua Minh Mạng ra lệnh san bằng mộ, dựng bia đá khắc 8 chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Mãi đến đời vua Thiệu Trị (năm 1841), ông mới được giải oan, trụ đá được dẹp bỏ, mộ ông được đắp lại cao và rộng hơn.

Lịch sử lăng mộ Ông Bà Chiểu bắt đầu từ 1848, khi khu lăng mộ về cơ bản được xây dựng xong. Năm 1914, Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập. Việc cúng tế miếu lăng Ông Bà Chiểu được tổ chức hằng năm và công tác trùng tu cũng được thực hiện nhiều lần. Ngày 06/12/1989, Bộ Văn hóa công nhận lăng Ông Bà Chiểu là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

22 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
22 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

17. Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)

Người dân Lạng Sơn luôn tin rằng đền Công Đồng Bắc Lệ là ngôi đền cầu tình duyên thiêng nhất tại xứ Lạng cũng như trên đất nước Việt Nam. Vì thế, những người lận đận tình duyên khắp mọi miền đất nước thường về đây để cầu khấn với hy vọng tìm được hạnh phúc cho mình

23 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
23 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

18 Chùa Linh Ứng trên đỉnh Bà Nà – Đà nẵng

Chùa Linh Ứng trên đỉnh Bà Nà là một trong 3 ngôi chùa Linh Ứng nổi tiếng tại Đà Nẵng. Ngoài có kiến trúc cổ kính, ngôi chùa còn được xây trên núi Bà Nà, từ trên nhìn xuống sẽ chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bát ngát.

Chùa Linh Ứng tại đỉnh Bà Nà có kiến trúc khá giống chùa Tam Thai ở Ngũ Hành Sơn, được xây dựng từ 1999 đến 2017 mới hoàn thành. Ngôi chùa còn có bức tượng Phật Thích Ca lớn với chiều cao 27m, bên dưới đài chính là bức phù điêu kể về cuộc đời Đức Phật. Nếu bạn đang muốn tìm một tĩnh lặng, đến xin sự bình an, duyên phận thì ngôi chùa mang tên “Linh Ứng “ là nơi lý tưởng để tìm đến.

24 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
24 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

Sắm lễ vật khi đi chùa

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật sau khi đến chùa:

Mâm lễ ban Tam Bảo: Gồm nhang thơm, nến, trái cây, hoa tươi, bánh kẹo và sớ riêng. Ban Tam Bảo không được để đồ mặn hoặc tiền vàng;

Mâm lễ ban Đức Ông: Gồm tiền vàng, trà thơm, thuốc, rượu, các món mặn như giò, xôi trắng và sớ riêng. Bạn nên chuẩn bị thêm 1 thếp tiền vàng dâng lên Đức Ông;

Mâm lễ ban thờ Mẫu: Gồm tiền vàng, 5 bông hoa hồng đỏ, trầu cau, tiền lẻ công đức, bánh kẹo và sớ xin duyên.

Với các loại sớ, bạn nên nhờ cụ ông ngoài cổng chùa viết sớ giúp.

01 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
01 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ
02 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
02 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ
03 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
03 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ
04 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
04 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ
05 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
05 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ
06 Những 18 chùa cầu tình duyên - văn khấn cúng sẵm lễ
06 Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

Bài văn khấn cầu tình duyên

am mô A di đà Phật. (3 lần)

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:…

Sinh ngày:… (Âm lịch)

Ngụ tại: ……

Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến chùa (hay Thánh Đức Tự) thành kính dâng lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đạo con trong thời gian qua – phần tạ.

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu đại xá tha thứ cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt hơn, nguyện làm việc thiện, tránh xa những việc ác – phần sám hối và hứa.

Cúi xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện. Cho con gặp được người… (đoạn này viết cầu xin bạn đời như thế nào tùy mỗi người ), tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung. Cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống hoặc cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu đã muốn tiến đến hôn nhân) – phần xin.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật. (3 lần)

Cẩn cáo.

(nói xong vái 3 vái) – kết thúc phần lễ.

Văn khấn ban Công Đồng

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

– Con lạy Tứ phủ Khâm sai

– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

– Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là:…………………………………….Tuổi…………………..

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại:……………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hưởng tử con là……………………………………….Tuổi……………….

Ngụ tại………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm………………………….(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Đi lễ chùa khấn như thế nào? Văn khấn cầu bình an, tài lộc, giải hạn:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa …………………………….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)