Home > Đồ Thờ > Đền mẫu thượng văn khấn sapa

Đền mẫu thượng văn khấn sapa

Đền mẫu thượng văn khấn sapa

Đền mẫu thượng văn khấn sapa, Tín ngưỡng thờ Mẫu là tâm luôn hướng về những điều thiện lành bởi mỗi người mẹ đều luôn chỉ dẫn và nuôi dạy con sống hướng về những điều tốt đẹp, cái thiện. Người đến thờ Mẫu luôn giữ cho mình một cái tâm thanh tịnh

Đền mẫu thượng văn khấn sapa

Tại đền Mẫu Sapa là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh một trong bốn vị tứ bất tử được người dân tôn vinh, ngoài ra địa danh này cũng được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh cũng một phần đóng góp tạo dựng và phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà.

Vào mỗi dịp tết đến xuân về địa danh này thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm du khách đến đây không chỉ chiêm bái thờ cúng Mẫu Liệu Hạnh, mà còn có dịp chiêm bái nghi thức hầu đồng đây là một hoạt động thường niên và luôn gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của nước ta.

Thời điểm thích hợp để thăm Đền Mẫu Thượng Sapa

XEM THÊM: Văn khấn đền quán thánh, trấn vũ quán

Địa chỉ: đền mẫu thượng tổ 11, thị trấn Sapa, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai.

Ngoài ra vào mỗi dịp lễ tết diễn ra lễ hội đền thượng và cũng giới thiệu đến du khách hiểu biết thêm nhiều về những nét đẹp văn hóa của người dân Tây Bắc, chính vì thế đi thăm quan đền Mẫu Thượng Sapa bạn không chỉ chiêm bái lễ thờ cúng mà còn có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp vắn hóa của người dân Tây Bắc.

Mùa cao điểm du khách ghé thăm đền Mẫu Thượng Sapa là từ tháng giêng tới tháng bảy hàng năm. Đặc biệt là vào mùa xuân, theo truyền thống, người Việt Nam chúng ta thường đi thăm các đền chùa, cầu mong một năm mới tốt lành may mắn. Chính vì vậy mà những du khách đi du lịch Sapa vào mùa xuân đổ về tham quan, chiêm bái đền Mẫu Thượng Sapa rất đông.

Cuồng đi du lịch Sapa đúng dịp Tết Nguyên đán và đã gặp rất nhiều đoàn người hành hương, dâng lễ tại đền Mẫu Thượng Sapa. Tuy tọa lạc khá xa trung tâm thị trấn, nhưng trung bình đền Mẫu Thượng Sapa đón từ 4000-5000 du khách tham quan hàng tháng. Du khách tập trung về đền Mẫu Thượng khá đông vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng để vào đền dâng hương thờ Mẫu cần an, cầu phúc.

XEM THÊM: sắm lễ chùa trấn quốc văn khấn

Sắm lễ đền Thượng đúng nhất

01 Đền mẫu thượng văn khấn sapa
02 Đền mẫu thượng văn khấn sapa lào cai
03 Đền mẫu thượng văn khấn sapa lào cai

Theo phong tục, khi đến lễ đền Thượng cần mang theo lễ vật. Tùy theo điều kiện của cá nhân mà lễ vật chuẩn bị sẽ là khác nhau. Cái chính là nằm ở tâm của người cầu khấn. Dưới đây là các dạng lễ vật mà bạn nên chuẩn bị:

Lễ chay: gồm hương, hoa, trà, phẩm, oảnLễ mặn: Trong khi tạ lễ thì nên ăn chay nên đồ trong lễ mặn bao gồm đồ chay hình gà, lợn, giò, chả,…

Cỗ sơn trang: Bao gồm các đồ đặc sản chay của dân tộc, nên thêm gạo nếp cẩm nấu xôi chè vào bộ lễ vật.

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Bao gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược và đồ chơi cho trẻ nhỏ. Lễ này cần cầu kỳ, đẹp mắt và đựng trong những túi nhỏ xinh.

Tham khảo : Văn khấn mẫu liễu hạnh phủ tây hồ

Văn khấn đền Thượng Lào Cai

Tham khảo : Bà chúa kho văn khấn cúng, xin tài lộc vay trả tiền

04 Đền mẫu thượng văn khấn sapa lào cai
05 Đền mẫu thượng văn khấn sapa lào cai
06 Đền mẫu thượng văn khấn sapa lào cai

Do đền Thượng thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên bài văn khấn chúng ta sử dụng khi đi lễ đền Thượng chính là bài văn khấn Đức Thánh Trần. Cụ thể như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều

– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con là:………………………………………. ……………………………

Ngụ tại:…………………………………….. ………………………………………….

Hôm nay ngày…. tháng….. năm…….. Hương tử chúng con sắm sửa lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khoẻ. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, chín tháng đông, ba tháng hè được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lốc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Đền hàng phố lào cai

THAM KHẢO : Đền cô bé tân an thượng ngàn – văn khấn cúng

Đền Hàng Phố được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nhưng lại được gọi là đền Hàng Phố vì nằm trên mỏm đồi sát ngay khu phố nhộn nhịp, tấp nập. Đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 2005. Đền tọa lạc tại đường Fansipan, thị trấn Sapa, rất gần trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch Lào Cai,

nên sau khi tham quan đền Hàng Phố, bạn có thể tiện thể ghé qua bảo tàng Sapa nằm ngay trong khuôn viên trung tâm đấy. Đền Hàng Phố nằm ngay khu trung tâm thị trấn Sapa nên khá dễ tìm, các bạn thuê khách sạn tại trung tâm thị trấn có thể đi bộ hoặc thuê xe máy, taxi tới đền rất thuận tiện. Các bạn chú ý là đền Hàng Phố không có chỗ đỗ xe nhé!

THAM KHẢO :  Những 18 chùa cầu tình duyên – văn khấn cúng sẵm lễ

Đền Mẫu Sơn Sapa alò cai

Khi đã viếng thăm Đền Mẫu Thượng Sapa và đền Hàng Phố Sapa thì du khách không thể bỏ lỡ Đền Mẫu Sơn Sapa. Ngôi đền này nằm trên đường Thạch Sơn, tổ 4A, cũng rất gần trung tâm thị trấn Sapa, dễ dàng để di chuyển để tham quan luôn cả 3 đền linh thiêng nhất vùng Tây Bắc này. Đền Mẫu Sơn mở cửa tất cả các ngày trong tuần và miễn phí tham quan. Nếu bạn muốn thong thả để chiêm ngưỡng từng ngõ ngách, hoa văn kiến trúc nơi này thì hãy đi vào những ngày thường. Nếu bạn muốn cảm nhận bầu không khí sôi động của lễ hội thì hãy chọn những ngày rằm và đầu tháng để dâng hương, cúng lễ cầu bình an cho gia đạo.

THAM KHẢO : Văn khấn cầu thi cử đỗ đạt – văn miếu quốc tử giám

Đền Mẫu Sơn Sapa cũng thờ bà Mẫu Hạnh

tương truyền rằng bà thường xuất hiện dưới thân phận của một người bán gạo và nước để ban phước cho những người dân nghèo, giúp người dân đắp đê ngăn nước, chữa bệnh cho người nghèo và góp phần bảo vệ sự đe dọa xâm lăng của các nước láng giềng bên cạnh việc bảo vệ cho người dân được bình yên bởi ngày xưa nơi đây là chốn rừng thiêng nước độc có rất nhiều thú dữ và ma quỷ hoành hành.

Có thể nói, trong tiềm thức của người dân Việt Nam xưa và nay thì bà Mẫu Liễu Hạnh là đại diện cho sức mạnh tâm linh, nơi nào có bà thì nơi đó người dân sẽ được bảo vệ sống trong bình yên và thịnh vượng, nơi ấy sẽ được ban phước lành, con dân sẽ được sống trong thanh thản, bà chính là đại diện cho hơi ấm của người mẹ trong đời sống tinh thần của người dân Việt, cho những đức tính tốt đẹp của Nho giáo và được tôn vinh là một trong bốn vị thánh bất tử. Hằng năm, hàng ngàn du khách ghé thăm chốn linh thiêng này để tưởng nhớ và tôn vinh bà Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Quần thể văn hóa tâm linh Fansipan

Đây là quần thể văn hóa mới đi vào hoạt động từ năm 2018. Nổi bật tại quần thể văn hóa tâm linh Fansipan là tượng Phật A Di Đà cao hơn 21 m, được đặt ở độ cao 3.000 m. Từ đại tượng phật, con đường La Hán với 18 bức tượng đồng cao 2,5 m sẽ dẫn đường bạn vào cõi Phật linh thiêng.

Cuối đường La Hán là quần thể Kim Sơn Bảo Thắng Tự, tòa tháp 11 tầng cùng rất nhiều công trình Phật giáo khác. Cuồng nghĩ là các bạn sẽ mất khoảng 1 ngày để tham quan hết các địa điểm du lịch trong quần thể văn hóa tâm linh Fansipan đấy.

Đường lên Fansipan hiện đã có hệ thống cáp treo hiện đại giúp bạn vừa đi tham quan thuận tiện mà còn có thể đưa mắt ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Sapa tươi đẹp, cảnh sắc thiên nhiên độc đáo từ trên cao nữa đấy. Việc được đi cáp treo lên độ cao 3.000 m cũng mang đến cho bạn cảm giác phiêu lưu mạo hiểm rất thú vị.

Nguồn: tham khảo