Đền mẫu thác bà văn khấn, đông cuông
Đền chúa mẫu thác bà văn khấn sắm lễ, Đền Mẫu Thác Bà vị trí tại tt Thác Bà, h Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Với diện tích gần 2000m2 tọa lạc trên ngọn núi Hoàng Thi có vị thế tựa lưng núi và hướng xuống dòng sông Chảy.
Theo ghi chép lịch sử thì đền được dựng lên từ thời vua Hùng, ngày xưa thờ một nàng công chúa có tên Minh Đạt, bà được vua cử lên vùng Thác Bà khai hoang lập ấp, giúp đỡ nhân dân trồng lúa, dệt vải. Khi bà mất nhân dân vô cùng thương tiếc đã lập lên một ngôi miếu để con cháu đời sau mãi nhớ công ơn và thờ phụng.
Về mặt kiến trúc xây dựng thì Đền Mẫu Thác Bà cũng có đầy đủ các ban thờ như bao ngôi đền lớn khác gồm 5 gian đại bái, 3 gian trung cung, 3 gian hậu cung. Ở giữa có một bức cuốn thư cổ: “Thác Bà Linh Từ”.
Lễ hội Đền Thác Bà được tổ chức 3 lần mỗi năm trong đó lễ hội chính lớn nhất vào ngày 9/1 âm lịch.
Đền Mẫu Thác Bà ở tỉnh Yên Bái là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đã được xét duyệt là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Sắm lễ cúng mẫu Đông Cuông
Xem thêm: Đền mẫu thượng văn khấn sapa
Theo phong tục từ xa xưa. Khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên mang lễ vật. Lễ vật có thể to hoặc nhỏ, ít hoặc nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là phải có tâm. Lễ chay như hương, hoa quả, oản để đang hương cũng được, bạn cũng có thể mua tại nơi thờ Thánh Mẫu. – Lễ Chay: trong lễ chay bạn cần chuẩn bị hương hoa, trà, quả, phẩm oản… để dùng khi lễ ban Phật, Bồ Tát. Lễ chay cũng thường được dùng để dâng ban Thánh Mẫu. – Lễ Mặn: đồ trong lễ mặn bao gồm: đồ chay có hình gà, lợn, giò, chả…Vì trong khi tạ lễ thì nên ăn chay.
XEM THÊM: Văn khấn đền quán thánh, trấn vũ quán
Đền Đông Cuông ở tỉnh Yên Bái
Ngôi đền nằm ở xã Đông Cuông thuộc huyện Văn Yên, nơi đây là đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn, gắn liền với truyền thuyết về hình ảnh người con gái tù trưởng họ Cầm.
Kiến trúc xây dựng lên đền đều mang đường lối kiến trúc đền chùa thời xưa của thời Lý – Trần.
Với mái ngói cong và hình lưỡng long chầu nhật, những cột dựng chống đỡ trong đền được làm bằng gỗ tứ thiết sơn son thếp vàng với hình ảnh rồng cuốn xung quanh trông rất trang nghiêm.
Phía trên các đầu dư, đầu bẩy, câu đầu, cốn nách, xà ngang… được các nghệ nhân xưa chạm khắc một cách tỷ mỷ hình ảnh tứ linh và hoa lá.
Các bức chạm khắc vô cùng tinh vi đạt trình độ cao cả về kỷ thuật phục chế lẫn về mỹ thuật hình ảnh hiện lên vô cùng đẹp và sống động.
Sau một vài lần tu sửa lại đền thì nay khuôn viên đền được mở rộng , xung quanh được trồng rất nhiều cây xanh tỏa bóng mát cho đền, điểm xuyến vào đó những vạt rừng đào rừng mận đang vào mùa hoa nở rộ tạo nên một bức tranh vô cùng tuyệt đẹp.
Đền được xây dựng quay về hướng Nam, có địa thế tựa vào hình sông thế núi. Khu du lịch tâm linh đền Đông Cuông ở tỉnh Yên Bái được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 2009.
Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn đền Đông Cuông
Bên cạnh việc sắm lễ, khi đến đền Đông Cuông, nhiều du khách cũng rất quan tâm đến văn khấn. Khi lễ Mẫu Thượng Ngàn, bạn có thể tham khảo văn khấn sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương Ngọc điện hạ.
Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.
Con kính lạy chư tiên, chư thánh chư thần, Bát bộ sơn trang, thập nhị tiên nương, thánh cô thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.
Hương tử con là: ……………………………
Ngụ tại: …………………………………………..
Nhân tiết ………. chúng con thân đến …………. phủ chúa trên ngàn đốt nén tâm hương, kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện, cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh ra tay cứu vớt, độ cho chúng con cùng cả gia quyến bốn mùa được chữ bình an, tám tiết hưng long thịnh vượng, lộc tài quảng tiến, công việc hanh thông, giải vận giải hạn, biến hung thành cát, đổi họa ra tường, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu.
Những ngôi Đền Chùa linh thiêng tại yên bái
XEM THÊM: sắm lễ chùa trấn quốc văn khấn
Chùa Tháp Hắc Y – Đền Đại Cại ở tỉnh Yên Bái
Di tích chùa-tháp đất nung Hắc Y – Đền Đại Cại được xây dựng tọa lạc trên đỉnh của ngọn đồi Hắc Y nằm ở xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, khoác trên mình đường lối kiến trúc độc đáo của thời nhà Trần.
Ở trên ngọn đồi Hắc Y đấy có thành đất, đấu đong quân, bãi quần ngựa… tất cả là những dấy ấn của một thời oanh liệt trong quá trình đấu tranh gìn giữ đất nước của cha ông ta.
Trong khu di tích này còn có tháp Hắc Y, núi Thần Áo Đen, đình Bến Lăn, đền Đại Cại:
Núi Thần Áo Đen chính là một dãy núi đá cao, trên đỉnh núi còn sót lại những di tích như là ao cá, vườn cây tất cả chính là di tích của công trình tôn giáo thời Lý – Trần.
Đình Bến Lăn cho đến nay di tích còn sót lại chỉ có những tảng đá kê chân cột được xây dựng với đường kính 0,72m. Trong khu vực đình người ta đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá cuội, những món đồ thể hiện đặc trưng cho nền văn hóa Sơn Vi cổ xưa.
Đền Đại Cại được xây dựng cạnh bên bờ sông Chảy, ngôi đền có hướng nhìn ra ngã ba sông và ngọn đồi Hắc Y. Khuôn viên của đền rất rộng và được bao trùm bởi không gian cây cối xanh mát, còn có con đường đi ven theo dọc bờ sông tạo lên vẻ đẹp thâm nghiêm và cổ kinh.
Chùa Linh Thông tỉnh Yên Bái
Ngôi chùa nằm ở thôn Tiền Phong, xã Minh Quân thuộc huyện Trấn Yên. Trước đây chùa là nơi nười dân lập nên để thờ phật nên bên trong chùa đặt rất nhiều những pho: tượng Phật ngự trên tòa sen, tượng Thiền sư Lý khánh Văn, tượng của vua Lý thái Tổ uy nghi tất cả đều được sơn son thếp vàng.
Theo như tương truyền cha ông ta kể lại vào cuối thế kỷ thứ 18, sau một sự cố bất cẩn của người trông coi chùa hỏa hoạn đã ập đến và tiêu hủy đi toàn bộ ngôi chùa. Rồi dần về sau nhân dân đã cùng chung tay gây dựng lại ngôi chùa và đã tạc lại các tượng thờ trong chùa.
Ngôi chùa Linh Thông hiện nay được tạo dựng hoàn toàn bằng gỗ lim rất khang trang, rộng rãi vô cùng với những đường nét chạm khắc công phu của người thợ mộc xưa. Cho đến nay ở bảo tàng của tỉnh Yên Bái còn lưu dữ được một bệ sen, theo xác định ban đầu của các nhà sử học bệ sen này có niên đại ở thế kỷ thứ 18.
Đền Nhược Sơn tại Yên Bái
Tham khảo : Văn khấn mẫu liễu hạnh phủ tây hồ
Ngôi đền Nhược Sơn được xây dựng
ở thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế hạ thuộc huyện Văn Yên, đây là nơi thờ (Hà Chương) chính là một vị võ tướng vào thời nhà Trần, người đã có nhiều công lao trong công cuộc trấn giữ vùng biên cương phía Bắc chống khỏi sự xâm lăng của quân Nguyên Mông vào thời buổi loạn lạc lúc bấy giờ. Để ghi nhớ công ơn của vị võ tướng người dân đã lên ngôi đền này.
Đền với kết cấu theo kiểu chữ Đinh, những công trình kiến trúc chính đều được xây dựng theo hướng Bắc-Nam. Đi vào đền khi bước qua bậc tam cấp là vào đến cung đồng Đại Bái, có bệ xây cao 1m ở trên đặt lên ba pho tượng gồm quan lớn Hà Chương, Đại vương Trần Triều và Bà Chúa Thượng Ngàn.
Phía trong Hậu cung cũng có bệ tam cấp được xây dài 2,50m rộng 2,28m cao 0,08m theo tương truyền rằng đây là mộ của vị tướng Hà Chương và một hệ thống tượng được đặt trải dài.
Trong đền hiện nay còn lưu dữ được một quả chuông đồng cao 58cm, bát nhang được làm bằng đồng cao 25cm. Địa điểm du lịch tâm linh đền Nhược Sơn của tỉnh Yên Bái đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2005.
THAM KHẢO : Đền cô bé tân an thượng ngàn – văn khấn cúng
Đình Lương Nham
Tham khảo : Bà chúa kho văn khấn cúng, xin tài lộc vay trả tiền
Đình hay còn được biết đến với tên gọi là Đình Trắng, được xây dựng ở phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái. Nơi đây người dân đã lập nên để thờ 8 vị đại vương làm Thành hoàng:
- Đột Ngột Cao Sơn Thánh vương
- Cao Sơn Nông Cả Thánh vương
- Cao Sơn Bảo Hưng Thánh vương
- Thạch Linh Đại vương
- Thổ Lệnh Đại vương
- Hồng Dũng Đại vương
- Thái tử Nguyễn Công Rước
- Công chúa Quế Hoa
Đình Lương Nham được xây dựng với bố cục gồm có 3 gian theo hình chữ Nhất, bao bọc bởi xung quang đình là vườn cây rộng rãi tươi mát. Cung để thờ được đặt ở phía trong cùng với hướng mặt ra phía cửa chính. Còn về ban thờ thì được người xưa phân cấp tam tòa:
Tòa ở vị trí cao nhất à nơi đặt 3 vị Thánh vương
Tòa ở chính giữa thờ tam vị đại vương
Ở dưới cùng là nơi thờ Thái tử Nguyễn Công Rước và Công chúa Quế Hoa
Và còn ngoài ra ở phía bên phải của Hậu cung là nơi thờ Đức Thánh Trần và phía dưới tòa thứ ba chính là bát hương của Sơn Thần.
Khu du lịch tâm linh đình Lương Nham thuộc tỉnh Yên Bái vào năm 2007 đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Nguồn: tham khảo