Chùa phúc khánh văn khấn/đình miếu thành hoàng làng
Chùa phúc khánh văn khấn/đình miếu thành hoàng làng, Chùa Phúc Khánh hay còn có tên gọi khác là chùa Sở, chùa Thịnh Quang, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội.
Tương truyền rằng, chùa Phúc Khánh được xây dựng dưới thời nhà Trần. Đến thời Hậu Lê, chùa là nơi tu tập, đào tạo các tăng tài của Phật giáo. Sau đó, do gặp hoả hoạn, chùa đã bị hư hỏng hoàn toàn. Cũng có tài liệu cho rằng, chùa Phúc Khánh nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Gò Đống Đa năm 1789 nên đã bị đổ nát.
Sau đó, hoà thượng Chiếu Liên và đô đốc Trần Văn Lễ triều Tây Sơn đã cùng nhau xây dựng lại chùa. Ông còn cho người tạc lên hai pho tượng quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long để cúng chùa.
Tham dự các khóa lễ tại chùa Phúc Khánh
Các Phật tử đã cùng nhau đóng góp cả sức lực lẫn vật chất để xây dựng lại chùa Phúc Khánh vào thế kỷ 20. Từ năm 1853 đến năm 1998, chùa được cải tạo, trùng tu rất nhiều lần để khang trang hơn. Đặc biệt vào năm 1940,
Hoà thượng Thích Trung Thứ đã cho xây dựng, kiến thiết lại chùa để trở thành nơi đào tạo tăng tài, điểm an cư kiết hạ mỗi năm của các vị chư tăng. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Phúc Khánh đã bị tàn phá nặng nề. Vào năm 1950, dân làng đã cùng nhau xây dựng lại chùa Phúc Khánh như ngày nay.
Các khóa lễ tại chùa Phúc Khánh diễn ra hàng năm theo lịch sau:
Lễ dâng sao giải hạn diễn ra vào các ngày mùng 8, 15, 18 tháng Giêng Âm lịch.
Lễ cầu an diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng Âm lịch.
Lễ tế sao La Hầu tổ chức vào ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch.
Cách thờ cúng miếu, đền, chùa
1, Sắm lễ dâng hương:
Khi đến đình, đền, miếu, phủ nên có lễ vật để tỏ tấm lòng thành dù cho lễ to nhỏ thế nào thì do tùy tâm. Dù là nơi thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng vẫn có thể dùng lễ chay như hương hoa, xôi oản, bánh trái hoặc cỗ chay để dâng cúng, hoặc dùng đồ mặn để cúng đều được.
Lễ chay
Lễ để dâng ban Phật, Bồ Tát (nếu có): Hương hoa, xôi oản, bánh trái, trầu cau, trà…
Lễ để dâng ban Thánh Mẫu: Ngoài những thứ như dâng ban Phật, Bồ Tát thì nên sắm thêm một số mã để dâng cúng, bao gồm: tiền, vàng, nón, hia…
Lễ mặn
Mọi người thường dâng cúng gà, lợn, giò, chả… được làm tinh sạch và đặt tại bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban Công Đồng.
Lễ đồ sống
Trứng (5 quả trứng vịt – đặt trong 1 đĩa và 2 quả trứng gà đặt trong 2 cốc), gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn ngon khoảng vài lạng, được khía cẩn thận làm 5 phần) và kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng mã. Đặt lễ này tại hạ ban Công Đồng Tứ Phủ nơi dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch Xà.
2, Lễ dâng cúng ở ban thờ Cô, thờ Cậu
Hương hoa, phẩm oản, bánh trái
Đồ mã như hài, hia, nón áo…
Gương, lược… và những đồ nhỏ xinh đẹp mắt được đựng trong bao hoặc túi đẹp.
3, Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền
Thường là dâng lễ lễ mặn gồm: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng ma.
Nội dung văn khấn đình làng (Văn khấn Thành Hoàng)
Nam mô A Di Đà Phật ! – Nam mô A Di Đà Phật ! – Nam mô A Di Đà Phật !
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là: …………
Ngụ tại: ………………………
Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm TÂN SỬU
Hương tử con đến nơi …………….
Thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên Đình giáng lâm trên
đất nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay
ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản……
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót,
phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng,
sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật ! – Nam mô A Di Đà Phật ! – Nam mô A Di Đà Phật !