Home > Đồ Thờ > Chùa bà thiên hậu văn khấn, xin vía sắm lễ

Chùa bà thiên hậu văn khấn, xin vía sắm lễ

Chùa bà thiên hậu văn khấn, xin vía sắm lễ

Chùa bà thiên hậu văn khấn, xin vía sắm lễ, Không biết miếu bà Thiên Hậu được xây cất năm nào, chỉ biết lúc đầu ngôi miếu tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu . Đến năm 1923, sau khi ngôi miếu ấy bị hư hoại, có lời kể là bị hỏa hoạn, thì bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) mới chung sức tái tạo ngôi chùa ở vị trí ngày nay.

Ngôi miếu gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ Thiên Hậu Cung, trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ Quốc Thái Dân An, hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà.

Mái trước của chính điện lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí hình tượng “lưỡng long tranh châu”, “cá chép hóa rồng”. Hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan văn, quan võ…theo lối kiến trúc của người Hoa.

sắm lễ vía bà thiên hậu

01 Chùa bà thiên hậu văn khấn, xin vía sắm lễ
02 Chùa bà thiên hậu văn khấn, xin vía sắm lễ

Để chuẩn bị cho ngày lễ vía Bà, từ những ngày trước đó, Ban quản trị nhà chùa đã tổ chức trang hoàng, sửa sang lại bên trong nội thất và chang đèn kết hoa ở bên ngoài. Ngay từ chiều ngày 22 tháng 3, Ban quý tế tổ chức lễ cúng. Lễ vật dâng cúng gồm có lợn quay, ga, ngỗng cùng các loại hoa quả, bánh trái.

Sau lời khấn khai mạc của vị chánh tế, người phụ nữ đọc bản văn viết sẵn bằng tiếng Quảng Đông ca tụng công đức của Bà, nay nhân ngày vía bà, mọi người xin tỏ lòng biết ơn chân thành và mong sao Bà phù hộ cho mọi người, mọi nhà sống yên vui, làm ăn phát đạt, đoàn kết tương thân tương ái với nhau…

Sau bài văn tế, các thành viên trong Ban quản trị tổ chức bốc thăm để lựa chọn người “cầm ấn” (một chiếc ấn bằng đồng khắc cổ tự) lên trước ngai thờ Bà, đóng lên tấm giấy đỏ mang dòng chữ Khai ấn đại kết và Hợp cảnh bình an viết bằng mực xạ, để dán lên hai bên các điện thời trong chùa.

Bài văn khấn chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

03 Chùa bà thiên hậu văn khấn, xin vía sắm lễ
04 Chùa bà thiên hậu văn khấn, xin vía sắm lễ

Nam mô a di đà Phật!

Tín chủ chúng con thành tâm kính lậy đức hiệu Thiên chí tôn – Kim khuyết Ngọc Hoàng huyền khung cao Thượng đế.

Kính lạy:

• Đức trùng thanh vân

• Lục cung công chúa

• Đức Thiên tiên Quỳnh hoa Liễu Hạnh, mã hoàng công chúa, sắc phong chế thắng hòa diệu đại vương gia phong

• Tiên hương Thánh mẫu

• Đức đệ nhị đỉnh cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa

• Lê Mai đại vương

• Đức đệ tam Thủy phủ – Lân nữ công chúa

• Đức đệ tứ Khâm sai Thánh mẫu

• Tứ vị chầu bà, Tam tòa Thánh mẫu

• Năm Tòa Quan lớn

05 Chùa bà thiên hậu văn khấn, xin vía sắm lễ
Chùa bà thiên hậu văn khấn, xin vía sắm lễ

• Mười dinh các quan

Mười hai Tiên cô

• Mười hai Thánh cậu

• Ngũ hổ Đại tướng

• Thanh hoàng bạch xà Đại tướng

Tín chủ con là ………………………………..tuổi…………..ngụ tại……………………………………..

Tín chủ con nay sửa lễ tại …………………………………………………………………….

Xin chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin, mong các Ngài xót thương ủng hộ cho gia đình chúng con tiêu trừ tai nạn, điều lành thường tới, điều dữ thường lánh xa, hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng, an lành, mãi mãi Tài như nước đến, Lộc tựa mây về, bốn mùa không hạn ách, tám tiết có Phúc lành tiếp ứng.

Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến chúng con sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô a di đà Phật!

Lễ hội chùa bà Thiên Hậu bình dương

Chùa Bà Thiên Hậu ngày nay trở thành một trong những điểm du lịch lễ hội được nhiều du khách thập phương đến cúng lễ khá đông. Theo kinh nghiệm du lịch Sài Gòn, thời điểm đông hơn là vào các ngày mùng một và rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ v.v… Đặc biệt, ngày 28 Tết, chùa tiến hành lễ cúng Bà và Lễ khai ấn, cầu mong Bà phò trợ cho “Hộ quốc an dân” và “Hợp cảnh bình an”. Riêng ngày vía Bà 23 tháng 3 Âm lịch được xem là ngày hội chính trong dịp Lễ hội chùa bà Thiên Hậu.

Lễ vía bà Thiên Hậu được xem là lễ hội lớn nhất hằng năm của chùa Bà, trong đó số nữ bao giờ đi lễ cũng đông hơn nam giới nhiều lần. Trước đây, lễ vía bà thường kéo dài cả tuần, việc cúng tiến, lễ vật mang đến cũng rất linh đình, có cả lễ rước tượng và đặt trong kiệu sơn son thếp vàng cùng thuyền Thuận Phong và các nghi trượng ghi tên các vị thần có thờ ở chùa. Ngày nay, đám rước trên đường phố đã được giảm đi, chỉ còn tổ chức ở khuôn viên nhà chùa.

Xin keo tại chùa bà Thiên Hậu

Hiện nay khi đi chùa quý gia chủ sẽ xin keo ở dưới bàn giữa ngay chánh điện nơi đặt tượng Bà Thiên Hậu. Quý gia chủ nên khấn nguyện việc cần xin rồi thảy keo trong 3 lần, nếu như được âm, dương thì chúc mừng gia chủ đã được bà chứng lời cầu nguyện. Tuy nhiên nếu thảy hết 3 lần vẫn không được (2 âm, 2 dương) thì quý gia chủ hãy đợi dịp khác cầu xin.

Vì theo nguyên tắc cúng bái nếu như cố gắn thảy cho được thì điều này là không được bà chấp nhận. Hơn nữa việc quý gia chủ cầu xin quá lâu sẽ khiến cho những người chờ đợi mất thời gian theo mình. Như vậy điều này cũng vô tình gây khó chịu cho người khác. Và nó cũng như một tính xấu của mỗi con người Phật tử khi đi chùa.

Thử nghĩ đi chùa cầu xin sự bình an tốt lành để tâm thanh tịnh mà trong lòng ích kỷ tranh giành gây ảnh hưởng người khác thì cũng không đúng với ý nghĩa của việc đi chùa. Đây là việc khá quan trọng mà quý gia chủ khi đi cúng Bà cần lưu ý.