Home > Đồ Thờ > Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc

Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc

Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc

Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc, là ngôi chùa nổi tiếng nằm tại huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang, nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250km. Nhờ những câu chuyện lưu truyền về Bà Chúa Xứ mà Châu Đốc cũng dần trở thành một trong những địa điểm được nhiều du khách thập phương tìm tới để trẩy hội, hành hương.

Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc
01 Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc

Đặc biệt, vào tháng 4 âm lịch hàng năm là mùa lễ hội bà Chúa Xứ nên lượng người tìm tới Châu Đốc lại càng đông hơn.

XEM THÊM: Văn khấn cửu trùng thiên, mẫu thượng thiện

Chuẩn bị lễ vật đầy đủ cúng khấn Bà Chúa Xứ núi Sam

02 Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc
03 Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc
04 Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc

Khi tham gia lễ hội tại miếu Bà Chúa Xứ trên núi Sam, việc chuẩn bị lễ vật cúng là rất quan trọng. Dưới đây là danh sách các lễ vật cần chuẩn bị:

Mâm ngũ quả: Đại diện cho sự trân trọng và lòng thành kính tặng đến Bà Chúa Xứ.

Hương và hoa tươi: Sử dụng để thắp hương và trang trí bàn thờ, thể hiện sự tôn kính và đẹp mắt.

Đèn cầy: Để chiếu sáng và tạo không khí trang nghiêm cho lễ cúng.

Trà, rượu trắng: Đây là những thứ thường được cúng để bày tỏ lòng thành và cầu mong sự bảo hộ.

Hũ muối, gạo: Đại diện cho sự phong phú và hạnh phúc trong cuộc sống.

Bánh kẹo: Để cúng và chia sẻ với mọi người tham gia lễ hội.

Trầu cau: Đây là một trong những lễ vật truyền thống quan trọng trong nghi thức cúng.

Xôi chè, bánh bao: Để cúng và phục vụ cho các thực khách tham dự lễ hội.

Heo quay nguyên con: Đây là một lễ vật lớn và đặc biệt, thường được dùng trong các dịp lễ hội quan trọng.

Bài văn khấn cúng bà chúa Xứ chi tiết

05 Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc
06 Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc
07 Bà chúa xứ văn khấn núi sam châu đốc

Nội dung văn khấn cúng bà Chúa Xứ tương đối ngắn và dễ nhớ. Các bạn có thể học thuộc trước khi vào miếu dâng hương. Cụ thể, nội dung văn khấn như sau:

“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: ……………………………………………..

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………..

Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó).

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”.

Bà chúa xứ núi Sam

Miếu nằm trên núi Sam nhưng không quá cao, đường đi cũng khá dễ nên không gây khó khăn cho khách hành hương tìm đến để bái vọng. Nhìn từ xa miếu giống như bông sen xanh còn khi nhìn gần mỗi chi tiết đều vô cùng tinh xảo và mang đậm vẻ đẹp nghệ thuật Ấn Độ.

Miếu bà Chúa Xứ

Hiện nay, miếu bà Chúa Xứ đang nằm tại núi Sam. Phía sau miếu là vách núi, chính điện nhìn thẳng ra những cánh đồng bát ngát của Châu Đốc. Miếu được xây dựng với kiểu kiến trúc khá độc đáo, có hình chữ “Quốc” và theo dạng khối tháp.

Nhìn từ xa, miếu bà Chúa Xứ giống như một bông hoa sen đang vươn lên nở rộ. Bên cạnh đó, miếu còn gây ấn tượng với lối thiết kế kiểu tam cấp 3 tầng độc đáo có các góc mái cong vút như mũi thuyền và được lợp ngói xanh đẹp mắt.

Xin lộc và cách sử dụng lộc bà chúa Xứ linh nghiệm

Phần lớn mọi người lên chùa bà Chúa Xứ là để xin lộc. Lộc ở đây là bao lì xì nhỏ, được coi là bao lì xì lộc. Người ta cho rằng khi xin được các bao lì xì này có thể gặp được nhiều may mắn trong tương lai. Cách sử dụng bao lì xì lộc như sau:

Sau khi xin được bao lì xì lộc phải tổ chức thỉnh lộc bà Chúa Xứ lên một cái đĩa. Bên cạnh đĩa, đặt 4 cốc nước rồi cần từng cố lên và khấn. Mục đích là để cung nghinh bà Chúa Xứ về cư gia. Ly nước sau khi khấn xong đem đổ mỗi ly một góc nhà

Đặt lộc của bà Chúa Xứ lên bàn thờ Mẹ Quan m chứ không nên đặt ở bàn thờ Ông Địa. Khi đặt lên bàn thờ Mẹ Quan m cần tuân thủ tục 9 ngày thay nước và 3 ngày thay trầu cau tươi 1 lần
Thường xuyên khấn bà Chúa Xứ để xin bà phù hộ cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình

Nếu muốn hóa lộc của bà Chúa Xứ thì nên hóa vào ngày 23 âm lịch

Lễ hội tắm cho bà chúa xứ

Chúng tôi đến Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc nghiên cứu và thông qua một số tài liệu ghi chép, có thể khái quái nghi thức lễ hội vía Bà theo trình tự thời gian và không gian như sau:
Lễ tắm tượng Bà

Tổ chức vào lúc 24 giờ đêm ngày 23, rạng ngày 24 tháng 4 âm lịch.

Nói là tượng tắm Bà nhưng thực chất là lau bụi bặm bám trên cốt tượng Bà bằng nước thơm được nấu và pha trộn nhiều nước hoa tốt do các tín thí dâng cúng. Lau bụi bặm xong, tượng Bà được thay xiêm y mới, hài mới, mão mới trong một không gian chật hẹp là chánh điện được quây lại và chỉ có những người được Ban quản trị lựa chọn mới được tham gia.

Nước tắm Bà là một loại nước thơm nấu bằng nước mưa hứng ngoài trời với nhiều loại hoa thơm và có thêm nước hoa hàng hiệu thơm ngát. Sau khi đã tiến hành “tắm Bà” xong, một bộ quần áo đẹp nhất dâng cúng trong kỳ lễ hội được khoác lên tượng, thắt dây đai áo và các bộ phận khác, và cuối cùng là đội mão lên đầu tượng Bà.

Toàn bộ “lễ tắm Bà” kéo dài trong khoảng một giờ; sau đó, mọi người được tự do chiêm bái. Cũng cần nói thêm rằng, toàn bộ quá trình mộc dục cho Bà đều được thực hiện sau bức màn che, nhưng có đến hàng nghìn người chen chúc nhau đến để đứng ngoài vòng rào chính điện để xem.

Những lưu ý cần biết khi đến miếu bà chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc An Giang

Vì miếu bà chúa Xứ là nơi linh thiêng, khá đông đúc nên khi đến đây, các bạn nên cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đây là nơi cư ngụ của thần linh nên không được làm ồn, đùa giỡn gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp an lạc của miếu và nghi lễ cúng bái của người khác.

Không ăn mặc những trang phục màu mè hoặc quá ngắn vì sẽ gây phản cảm, làm mất tính trang nghiêm vốn có của nơi thờ tự bà chúa Xứ.

Vì miếu bà khá đông nên khi đến đây, các bạn cũng nên đề phòng các hiện tượng móc túi, cướp giật để tránh thất thoát tài sản.

Không tự ý đụng chạm vào bất cứ đồ vật nào trong miếu và tuyệt đối không được giẫm đạp lên hoa cỏ, bàn ghế trong miếu.

Bên cạnh đó, nếu muốn nhận lộc, bạn nên vào trực tiếp bên trong miếu chứ không nên nhận từ người lạ để tránh bị kì kèo, đòi tiền lễ.

Ngoài ra, khi đến miếu bà núi Sam, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng không khí linh thiêng, an lạc bên trong ngôi miếu thay vì tập trung quá nhiều cho việc chụp ảnh.

Tượng bà chúa Xứ

Như tên gọi, với những đường nét kiến trúc đặc trưng của nền nghệ thuật trầm mặc mà bay bỗng phương đông, ngôi miếu đồ sộ này chỉ thờ độc nhứt một pho tượng cổ. Đó là tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam, có kích thước to hơn người thật (tư thế ngồi, cao 1,65m).

Pho tượng đặt trên một bệ cao, kiên cố, được trang điểm bằng sơn dầu cho tăng thêm thần sắc. Do toàn thân có choàng áo rộng lộng lẫy phủ kín cả tay và chân nên rất ít người được mục kích kiểu thế ngồi của tượng.

Mắt tượng nhìn thẳng về hướng đông, uy nghiêm mà hiền ái, phúc hậu, như chan chứa cả một tấm lòng bao dung, tế độ.

Bà chúa Xứ là ai ?

Hiện nay tồn tại khá nhiều dị bản khác nhau về sự hình thành Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Đây được xem là tổ miếu của dạng thức tín ngưỡng này, có qui mô lớn nhất vùng, không chỉ mang ý nghĩa phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cư dân địa phương, mà còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch.
Sự tích bà chúa Xứ

Sự tích bà Chúa Xứ Châu Đốc thứ nhất:

Trên núi Sam ngày xưa có một bệ tượng hình vuông bằng đá sa thạch. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc Xiêm thường sang khu vực này để quấy nhiễu. Trong một lần lên núi và bắt gặp tượng Bà, họ liền có ý định cậy tượng ra khỏi bệ đá để đem xuống núi. Nhưng kỳ lạ thay tượng trở nên nặng vô cùng, họ không cách nào khiêng được mặc dù có bao nhiêu lính tráng khỏe mạnh.

Trong lúc tức giận, một quân lính người Xiêm đã vớ một khúc gỗ phang vào tượng làm sứt một miếng ở cánh tay. Ngay lập tức người lính Xiêm này hộc máu chết tại chỗ. Sau đó, một hôm dân làng lên núi thấy tượng Bà bèn cùng nhau khiêng tượng về lập miếu thờ. Tuy nhiên, cũng như lần trước, tượng nặng vô cùng, bao nhiêu trai tráng trong làng góp sức nhưng cũng không khiến cho bức tượng xê dịch được.

Lúc đó, bỗng một phụ nữ lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ và phán rằng, muốn thỉnh Bà xuống thì cần phải có 40 cô gái đồng trinh tắm rửa sạch sẽ mới có thể khiêng Bà xuống. Dân làng tin lời và làm theo. Quả thật linh nghiệm; tuy nhiên, đến chân núi Sam thì tượng Bà lại trở nên nặng trịch, không thể khiêng tiếp được nữa. Hiểu được dụng ý của Bà, dân làng liền cho lập đền thờ ở khu vực này.

Sự tích bà Chúa Xứ núi Sam thứ hai:

Kể lại rằng cách đây gần 200 năm, có một cô gái trong làng Vĩnh Tế bỗng lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân độ thế. Bà còn nói thêm là hiện nay, tượng Bà đang ngự trên núi, yêu cầu dân làng lên núi thỉnh về để thờ phụng. Dân làng liền phái 40 chàng thanh niên lực lưỡng lên núi để khiêng tượng, nhưng cũng không thể xê dịch bức tượng.

Lúc đó, cô gái lại lên đồng và cho dân làng biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được. Quả thật linh nghiệm; đến chân núi Sam, dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu ý Bà mà cho lập miếu thờ Bà ở đây.

Sự tích bà Chúa Xứ thứ ba:

Thì cho rằng, dưới thời Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Châu Đốc, đeo ấn bảo hộ Cao Miên, vợ ông (tức là bà Châu Thị Tế) ở nhà thường cầu nguyện cho ông bình an trở về, nếu được thì sẽ lập chùa thờ Phật để báo ân phù hộ.

Sau khi Thoại Ngọc Hầu trở về, ông vì cảm kích trước tấm lòng của vợ mình nên đã cho quân lính sang tây Trấn Thành chở cốt Phật về lập chùa để thờ, đặt tên là chùa Tây An. Chùa xây xong, ông lo ngại tin đồn ác ý rằng xây chùa để thờ Phật của giặc nên đưa pho tượng ra ngoài chùa, lập miếu thờ để tránh phiền phức.

Sự tích bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc thứ tư:

Thì kể về việc một thiếu phụ Cao Miên đi tìm chồng, đến chân núi vì quá mệt mỏi nên đã ngồi nghỉ, sau đó bà đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, linh hồn người phụ nữ này nhập vào cốt đồng để nói về quá khứ và tương lai để giúp đỡ những người hiền và trừng phạt những người xấu. Dân làng liền lập miếu thờ và gọi bà là Bà Chúa Xứ.