Home > Đồ Thờ > 3cúng văn khấn ghe thuyền tàu đi biển/ bà cậu thần sông nước

3cúng văn khấn ghe thuyền tàu đi biển/ bà cậu thần sông nước

3cúng văn khấn ghe thuyền tàu đi biển/ bà cậu thần sông nước

3cúng văn khấn ghe thuyền tàu đi biển/ bà cậu thần sông nước, Thờ Bà Cậu là tín ngưỡng dân gian của những người làm nghề liên quan đến sông nước. Cần Thơ tuy không có biển nhưng sông ngòi chằng chịt, là vùng sông sâu nước chảy, nên tín ngưỡng thờ Bà Cậu cũng phổ biến.

Theo như danh xưng, Bà Cậu bao gồm Bà và Cậu. Đây là những nhân vật cai quản vùng sông nước nên những người sống bằng nghề liên quan đến sông nước đều có lập bàn thờ cúng, đặc biệt là những người sống bằng nghề hạ bạc- đánh bắt thủy sản, càng tin tưởng ở Bà Cậu hơn.

Bài cúng ghe

3cúng văn khấn ghe thuyền tàu đi biển bà cậu thần sông nước
31cúng văn khấn ghe thuyền tàu đi biển bà cậu thần sông nước
32cúng văn khấn ghe thuyền tàu đi biển bà cậu thần sông nướ

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Quan Âm Nam Hải

Con kính lạy Hải Đại tướng quân

Tín chủ con là………………………………………

Ngụ tại………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời các vị thủy thần.

Cúi xin thần linh thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con xuất ghe bình an, an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn hạ thủy tàu

33cúng văn khấn ghe thuyền tàu đi biển bà cậu thần sông nước
34cúng văn khấn ghe thuyền tàu đi biển bà cậu thần sông nước

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Cá Ông

Kính lạy Bà Cậu

Kính lạy Quan Âm Nam Hải

Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm……..

Tín chủ con là …………………

Ngụ tại………………………

Hôm nay đứng trước các vị thần linh, con xin được nâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Nam hải đại tướng quân, Quan âm nam hải, Bà Câu linh thiêng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Con xin thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Giúp cho con bình an êm ấm, ra khơi thuận buồm xuôi gió, không gặp phải tai ương.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn thần sông nước, tàu, thuyền

Nam mô cung thỉnh: Quan đương niên hành khiển Triệu Vương chí đức tôn thần

Nam mô cung thỉnh: Các ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương

Nam mô cung thỉnh: Các ngài Ngũ Phương, ngũ Thổ, Long Mạch, Định Phúc Táo Quân chư vị tôn thần

Nam mô cung thỉnh: Các Thần Linh cai quản khu vực này

Hôm nay là ngày…tháng…năm

Xin các ngài chứng giám cho tín chủ con là …… sinh niên…..

Hiện trú tại….

Nay xin thành tâm, sửa biện hương hoa lễ vật các thứ cúng dâng bày ra trước an. Vì tín chủ con có cất một ghe thuyền ở tại xứ này là……………………………Nay muốn khai trương khởi đầu việc đánh bắt gần xa sông biển phục vụ nhân sinh, mãi mãi tài vật phục vụ sinh hoạt

Do đó, chúng con chọn ngày lành tháng tốt sắm sửa lễ vật, cáo yết Tôn Thần, dâng cúng Bách Linh bày tỏ thành tâm thành ý cúi mong soi xét. Chúng con kính mời Quan Đương niên, Quan Đương Cảnh, Quan Thần linh thổ địa, Định Phúc táo quân cùng các ngài Địa Chúa Long Mạch và tất cả Thần Linh cai quản khu vực này

Cúi xin: Thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật độ cho con ăn nên làm ra, thuận buồm xuôi gió, bình an vô sự, bốn mùa không hạn ách tai ương, tâm tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc phảng phất ở nơi này hãy cùng tới đây chiêm ngưỡng Tôn Thần thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hộ, nhân sự đi về bình an đi tới nơi về tới chốn

Chúng con xin dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám

Cẩn cáo!

Phong tục thờ bà cậu ghe thuyền nam bộ

Có ý kiến cho rằng: Bà, Cậu được thờ trên tàu, ghe của những người làm nghề liên quan đến sông nước là đức Phật Bồ Tát, vì đây là vị thần linh gần gũi nhất với đời sống cư dân Nam Bộ. Và còn khá nhiều giả thiết về nguồn gốc của “Bà, Cậu” trong suy nghĩ người dân.

Dù hình tượng, quan niệm về “Bà, Cậu” chưa thống nhất nhưng hầu hết những người thờ cúng đều rất tin tưởng và duy trì lệ cúng rất thường xuyên. Thông thường, bàn thờ “Bà, Cậu” trên ghe, tàu luôn được đặt ở nơi trang trọng trong khoang sinh hoạt. Trên bàn thờ luôn có nhang, hoa tươi, trái cây các loại. Trước mỗi chuyến khởi hành chủ phương tiện đều thắp nhang khấn vái để được mua may, bán đắt, đi đường suôn sẻ, không gặp xui xẻo, ma quỷ đeo bám…

Nhiều người sau mỗi chuyến đi mua bán, đánh bắt có lời to còn tổ chức cúng vái “Bà, Cậu” rất trang trọng. Riêng về ngày cúng thường xuyên thường tổ chức vào ngày 16 âm lịch hàng năm với hai mục đích: cúng vái “Bà, Cậu” phù hộ cho gặp được những điều may mắn. Cạnh đó còn cúng vái những oan hồn “cô hồn cát đản” không theo quấy rối.

Sự tích Bà Cậu

Chuyện về Bà Cậu là bà già và hai đứa con ít những sự tích kèm theo hơn. Nhưng khi hỏi người làm ghe họ đều đặt niềm tin rất lớn cho bà, thường xuyên cúng kiếng để công việc thuận lợi.

Với câu chuyện Bà Cậu là Bà Thánh Mẫu Liễu hạnh, sự tích phía sau có vẻ đầy đủ hơn. Bà được giao nhiệm vụ bảo vệ khu vực sông nước và bà con sinh sống, hành nghề nơi đây. Bà cũng là người làm mưa, ngăn lũ và những cơn hồng thủy.

Chuyện kể rằng, để ngăn những tai ương cho người dân, bà hóa binh lính thành rắn, thuồng luồng để dẹp lũ hoặc sóng thần. Ngoài ra, bà cũng binh lính của bà cũng đi báo điềm cho bà con nông dân để ngăn họ ra khơi.

Ở miền Tây Nam Bộ có tục thờ rắn như Thủy thần cũng vì vậy. Bởi nhiều quan điểm cho rằng thần rắn là binh của Bà Cậu, giúp họ chống lũ cũng như báo điểm và phải bảo vệ.

Tuy vậy, nhiều người cho rằng, Bà thánh Mẫu Liễu hạnh quản lý cả vùng nước nói chung còn Bà Cậu thì phù hộ cho nghề. Dù nhiều tranh cãi nhưng tất cả đều thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng tuyệt đối dành cho Bà Cậu.

Mâm cúng sắm lễ bà cậu

Lễ cúng Bà Cậu thường được thực hiện vào ngày mùng 1 hoặc ngày Rằm hằng tháng. Với những gia đình có điều kiện hơn, họ sẽ bày lễ gồm 1 đĩa trái cây cùng bình bông để cúng lễ Bà Cậu mỗi buổi sáng trước khi lên ghe.Sau đó, bình bông cúng sẽ được đặt ngay đầu ghe thuyền như sự che chở của Bà Cậu dành cho bà con làm nghề này.

Tục thờ Bà Cầu đã xuất hiện từ rất lâu đời. Để cầu cho một ngày mua may bán đắt, ghe xuồng đi lại an toàn trên sông, ngư dân thường chuẩn bị:

Cháo trắng

1 bình hoa cúc

1 con vịt

1 chén gạo

1 đĩa trái cây ngũ quả

Giấy tiền

Văn khấn cúng Bà Cậu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con kính lay Bà Cậu.

Hôm nay ngày ngày … tháng … năm …

Vợ chồng con là … sinh được con (trai, gái) đặt tên là …

Chúng con ngụ tại …

Hiện đang đi ghe/thuyền số hiệu …

Nay nhân ngày … chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án.

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, Bà Cậu cho con có công việc sông nước.

Con cúi xin bà cậu chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho công việc của con mua may bán đắt. Đi ghe, thuyền an toàn, không va chạm, không gặp mưa bão, gia đình con được phúc thọ an khang, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Tục thờ hà bá

Theo Wikipedia, “Hà Bá” một vị thần vùng sông nước trong tín ngưỡng giống như Thổ Công, chính vì vậy cho nên có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Hà Bá thường được miêu tả là một ông già tóc bạc như tiên, tay cầm phất trần, bầu nước, vui vẻ ngồi trên lưng rùa.

Nhưng cũng có nhiều nơi lại có quan niệm khác với định nghĩa trên. Theo đó, họ coi Hà Bá là ác thần, thường đi gieo rắc tai họa cho những làng chài ven sông nên bị mọi người vừa sợ lại vừa ghét, tương tự như với Thuồng Luồng vậy.