08Bài cúng khấn người chết trẻ/giỗ vong linh trẻ con
08Bài cúng khấn người chết trẻ/giỗ vong linh trẻ con, là một phần trong nghi thức thờ cúng cửa người Việt Nam với người mới mất, đặc biệt là với lễ cúng mở cửa mả. Kèm theo đó là những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của gia quyến như vì sao cần cúng người chết trẻ, cách cúng như thế nào
Tại sao cần cúng người mất chết trẻ
Dân gian truyền lại, nếu biết cách thờ cúng người chết trẻ sẽ được họ còn độ trì và giúp gia chủ thành công. Không phải cứ người thân trong gia đình chết trẻ là thờ cúng.
Những người chết tuổi còn quá trẻ (< 18 tuổi), đặc biệt là chết vì tai nạn giao thông, điện giật … tốt nhất không nên thờ cúng. Nếu có nhớ thương thì đặt một chén cơm (canh) bên cạnh mỗi khi ăn uống.
Theo tâm linh, vong hồn của họ gặp nạn bất ngờ nên thường rất phá, nếu thờ trong nhà và dâng hương thì sẽ làm cho các vong không đầu thai được chỉ muốn ở trần gian hưởng lộc người nhà.
Với người có độ tuổi thành niên đang là trụ cột, gánh trách nhiệm gia đình thì nên thờ trong nhà. Tuy nhiên vong hồn người đó cũng chỉ là con cháu của tổ tiên thì nên lập bàn thờ riêng hoặc nếu thờ chung ban thờ gia tiên thì để bát nhang thấp hơn mới đúng quy luật tự nhiên.
Tuỳ theo độ tuổi và vai vế người đã chết mà có cách thờ cúng phù hợp. Ví dụ với người lớn hơn hoặc bằng thì sẽ khấn và không cần làm lễ; ngược lại người nhỏ hơn sẽ làm lễ cúng mỗi dịp giỗ hay lễ tết.
Bài cúng văn khấn người chết trẻ
Dưới đây là bài cúng người chết trẻ mà dịch vụ đồ cúng Bình Dương đã chuẩn bị sẵn.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật.
– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đương thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc ngoại tịch, bà tổ cô dòng họ ………… tại ………………..
Tạ thế ngày ………. phần mộ ký táng tại …………………….. , nay nhân ngày huý nhật chứng minh công đức.
Tín chủ (chúng) con là:……………………Ngụ tại ……………………..
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày …….. tháng …….. năm ………… , tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án. Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, bà tổ cô, Bá Thúc, huynh đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữ Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết
được hưởng điềm lành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con mạnh khỏe, bình an, có tài có lộc, giải vận giải hạn, giải tai, giải ách cho gia đình chúng con, cho gia đình chúng con được hòa hợp, làm ăn buôn bán có tài có lộc, đi sớm về trưa, đi trưa về tối, gặp chúng gặp bạn gặp vạn sự lành, cho cún con của con học hành tấn tới, văn hay chữ tốt, thi cử đỗ đạt, ngoan ngoãn biết nghe lời.
Cho chúng con nói có người nghe đe có người sợ, điều lành thì ở, điều dữ thì đi, vạn bệnh tiêu tán bách bệnh tiêu trừ.
Cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, vui vẻ trẻ trung,
sáng con mắt, chặt đầu gối. cho chúng con đi làm đi ăn, đi buôn đi bán đi học đi hành đi đâu cũng đều có người đưa, người đón, âm phù dương trợ, đi đâu cũng được thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, đầu xuôi đuôi lọt.
Chúng con người trần mặt thịt, đầu xanh tuổi còn trẻ, trẻ người non dạ, có những điều gì không phải thì con lạy trời lạy phật, lạy các vị thấn linh thiêng xá tội cho chúng con, phù hộ độ trì cho chúng con, chỉ đướng chỉ lối cho chúng con.
Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về âm hưởng, xin ban cho sức khoẻ đồi dào, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
(Văn khấn người chết trẻ trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)
Thờ cúng người chết trẻ
Như phần mở đầu, chúng tôi có nhắc sơ qua lễ cúng mở cửa mả. Nghi lễ này tiến hành vào thời gian người mới chết được 3 ngày để hội tụ hồn phách để vong sớm nhận ra là đã qua bên kia thế giới, có thể nói đây là phong tục đầy tính nhân văn.
Trước khi hiểu về thờ cúng người chết trẻ, hãy phân tích phong tục thờ cúng sau. Hầu hết các gia đình sẽ thờ bài vị cửu huyền thất tổ; tức là tính từ cha của bạn đến ông nội, ông cố … thành 7 tổ đời và xét từ chính bạn trở về sau là 9 đời. Thông thường bài vị này đặt chung bàn thờ gia tiên để thể hiện tinh thần sum họp gia đình của con cháu với người đã khuất.
Khái niệm người chết trẻ ở đây là bao gồm cả nam lẫn nữ đã chết trong gia đình và chia ra thành 2 nhóm chính.
Nhóm đầu tiên tính những người đã trên 18 tuổi,
chưa có kết hôn và cũng chưa có con cái. Những người thân còn lại trong nhà sẽ lo cơm nước hương nhang và hưởng một phần hoặc toàn bộ gia sản của người mất.
Nhóm tiếp theo là xét người chết chưa đủ tuổi vị thành niên (nhỏ hơn 18 tuổi) còn được gọi là bà Cô ông Mãnh. Với nhóm này, thờ hay không thì còn phụ thuộc văn hoá mỗi gia đình. Nếu đã thờ thì thờ hết đời không nên thời này cúng mà thời khác bỏ, như vậy sẽ xúc phạm đến họ. Tuy nhiên, nhiều gia đình thường khi mời cơm thường thêm bát canh để tưởng nhớ người đã khuất.
Vậy là tuỳ theo xưng hô của bạn với người chết và khi lập bàn thờ sẽ có quyết định nên gom chung bài vị cửu huyền thất tổ.
Cách thờ cúng người chết trẻ
Thờ cúng người chết trẻ là một hoạt động tâm linh quan trọng trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Dưới đây là một số gợi ý về cách thờ cúng người chết trẻ theo một số truyền thống tôn giáo phổ biến:
Theo truyền thống Công giáo:
Đặt tượng Đức Mẹ hoặc Thánh Giuse trên bàn thờ, châm nhang và hương thơm, đặt các bông hoa và nến trên bàn thờ.
Cầu nguyện cho linh hồn của trẻ được giải thoát khỏi sự chết chóc và được đưa đến nơi an vui, gặp gỡ Thiên Chúa.
Đọc các kinh nguyện của Công giáo về sự sống lại sau khi chết và hy vọng được tái sinh ở nơi Thiên Chúa.
Theo truyền thống Hindu:
Đặt tượng của các vị thần trên bàn thờ, đặt các loại hoa và trái cây yêu thích của trẻ trên bàn thờ.
Thắp đuốc và hương thơm và cầu nguyện cho linh hồn của trẻ được đưa đến nơi được tái sinh và gặp gỡ các vị thần.
Có thể đọc các bài thơ hoặc kinh nguyện trong các bộ kinh Hindu.
Theo truyền thống Phật giáo:
Đặt tượng Phật hoặc hình ảnh Phật trên bàn thờ, châm nhang, hương và đặt các hoa quả, thức ăn yêu thích của trẻ trên bàn thờ.
Thắp nến và cầu nguyện cho tinh linh của trẻ được an vui và được đầu thai ở một kiếp sống mới.
Lắng nghe kinh Phật và cầu nguyện cho tâm hồn của trẻ được thanh tịnh và được giải thoát khỏi chuỗi kiếp nạn.