Home > Linh vật đá > Am thờ bằng đá đẹp > 06 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ

06 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ

06 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ

06 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ,

06 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
06 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ

XEM THÊM: MẪU AM THỜ ĐÁ KHỐI ĐẸP NHẤT

07 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
07 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
08 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
08 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
09 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
09 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
10 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
10 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ

XEM THÊM: NHỮNG MIẾU THỜ ĐÁ KHỐI BÁN TOÀN QUỐC

11 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
11 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
12 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
12 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
13 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
13 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ

XEM THÊM: MẪU CÂY HƯƠNG BÀN THỜ THẦN LINH BẰNG ĐÁ ĐẸP

14 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
14 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ

XEM THÊM: CỔNG TAM QUAN TỨ TRỤ ĐÌNH CHÙA

15 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
15 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
16 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
16 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ

XEM THÊM: TƯỜNG BAO LAN CAN HÀNG RÀO ĐÁ

17 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ
17 Bài văn khấn cúng đền đình thọ am sắm lễ

Lịch sử, sự tích đền đình Thọ Am

Đình Thọ Am thờ hai nhân vật lịch sử là Tùng Giang tiên sinh Nguyễn Phục và tướng quân Đoàn Thượng. Đền Thọ Am nằm sát phía bên trái Hậu cung đình thờ thân mẫu của tướng Nguyễn Phục và cũng được dân làng tôn làm Thánh Mẫu. Tướng Nguyễn Phục và Đoàn Thượng đã được ghi chép khá nhiều trong các tư liệu cổ sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đăng khoa lục, Tang thương ngẫu lục… Qua những bộ sử đó cùng với tư liệu thần tích, truyền thuyết dân gian tại địa phương có thể giúp chúng ta hình dung về thân thế, sự nghiệp của hai vị thần này.

Tướng quân Đoàn Thượng

là người thôn Hồng Thị, huyện Trường Tân (nay thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), làm quan dưới thời vua Lý Huệ Tông, được cử đi dẹp loạn ở chấn Hồng Châu. Nhà Lý mất, ông đã cùng binh sĩ chiếm giữ riêng châu đó, chống cự lại nhà Trần. Triều đình nhà Trần một mặt giảng hòa với Đoàn Thượng, mặt khác lại sai Nguyễn Nộn đem trọng binh đánh úp. Hai bên đang giao tranh thì quân nhà Trần từ Văn Giang tiến đến;

Đoàn Thượng quay sang cự với quân nhà Trần và bị thương buộc phải tháo chạy. Khi chạy đến làng An Nhân, Đoàn Thượng gặp một cụ già đứng chắp tay bên đường và nói: ‘’Tướng quân là bậc trung liệt. Thượng đế đã cất dùng đấy’’, rồi chỉ tay vào một gò đất bên làng và nói: ‘’Đấy là nơi huyết thực của ngài, xin đừng bỏ qua’’.

Đoàn Thượng vâng lời, đến gò đất, xuống ngựa nằm gối đầu lên giáo, liền có mối đùn đất lên thành mộ. Dân làng thấy vậy đã tạc tượng, lập miếu thờ. Về sau, Đoàn Thượng còn báo mộng cho dân làng An Nhân đón mời Thượng hoàng Trần Nhân Tông (khi đó đã xuất gia ở núi Yên Tử). Vì sự linh ứng cho nên Đoàn Thượng được triều Lê phong tặng là Thượng đẳng thần, cho thờ tự ở nhiều nơi.

Đình làng thọ am thờ

Đình Thọ Am thờ Nguyễn Phục bởi đây là quê ngoại của ông, đền Thọ Am thờ thân mẫu của Nguyễn Phục. Ngoài ra, trước kia thôn Thọ Am cũng có miếu thờ Đoàn Thượng ở đầu làng; miếu đã bị phá trong kháng chiến, sau lại xây làm trạm bơm; dù dân làng đã xây một miếu khác bên cạnh nền miếu cũ nhưng thần vị Đoàn Thượng vẫn được rước về thờ tại đình làng.

Đình và đền Thọ Am tọa lạc trên khu đất cao ở giữa làng, quay hường nam. Phía trước đình là một hồ chữ nhật, hiện được kè bờ vuông vắn, trong trồng sen; gần sát bờ hồ phía sân đình là một Bình phong dạng cuốn thư với hai trụ biểu ở hai bên. Sau Bình phong là khoảng sân được lát gạch Bát Tràng, hai bên sân là sáu cây muỗm cổ thụ trồng đối xứng tỏa bóng mát. Đình không có Nghi môn như nhiều ngôi đình khác mà lối ra vào được mở trên phần tường bao phía trước, bên trái, sát đường thôn. Kiến trúc đình Thọ Am khá đồ sộ được tạo bởi những tòa nhà ngang, dọc. Đình chính mặt bằng chữ Đinh gồm Đại bái và Hậu cung; hai bên về phía sau là hai dãy hành lang.

Kiến trúc đình làng

Tòa Đại bái 5 gian 2 dĩ, xây kiểu đầu hồi bít dốc, mái lợp ngói ta, bờ nóc, bờ chảy xây gạch, chính giữa nóc mái đắp hổ phù; phía trước ở hai hồi có hai trụ biểu với đỉnh trụ đắp nghê chầu. Nối từ tường hồi ra trụ biểu là đoạn tường lửng, mặt trong đắp hổ chầu. Trên phần tường hồi, phía ngoài hiên đình còn đắp hai vị tướng cầm khí giới đứng canh. Bộ khung Đạị bái kiểu bốn hàng chân kê trên các chân tảng đá vôi.

Vì nóc kết cấu kiểu giá chiêng – chồng rường – con nhị. Kết cấu vì nách ở gian giữa là kiểu chồng rường; ở các gian bên là kiểu kẻ. Liên kết hiên trước là những chiếc bẩy ngắn, to khỏe được chạm khắc các đề tài tứ linh, tứ quý mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ở hiên Đại bái, đỡ dưới dạ bẩy là các con sơn được tạo ốp sát vào thân cột cái, hai mặt chạm nổi các đề tài chim, thú, hoa lá sinh động. Các ván lá gió ở xà thượng và xà hạ chạm theo kiểu nhất thi – nhất họa (một bức tranh xen kẽ với một bài thơ) rất sinh động và đặc sắc.

Hậu cung đình cũng gồm 5 gian

tường hồi bít đốc, nhưng mặt ngoài tường hậu được xây gạch, để trần, miết mạch. Bộ vì Hậu cung dựng trên bốn hàng chân cột, các gian trong làm kiểu giá chiêng – kèo suốt; riêng gian ngoài cùng, giáp Đại bái vì nóc kiểu giá chiêng; vì nách là cốn chồng rường. Lối ra vào giữa Hậu cung với Đại bái là hai cửa ngách hai bên cột cái với cột quân, phía trên đề hai chữ Cung cấm; gian trong cùng là khám thờ Thành hoàng, bên trong có hai bộ ngai, bài vị thờ Nguyễn Phục và Đoàn Thượng. Cung cấm còn giữ được một số bức hoành phi bằng chữ Hán như: Thánh cung vạn tuế, Vạn cổ tối linh…

Hai dãy hành lang nằm hai bên Hậu cung là nơi giữ các cổ kiệu, cờ lọng phục vụ cho lễ hội, có kiến trúc đơn giản, mỗi dãy gồm 3 gian kiểu tường hồi bít đốc. Trên tường hồi hành lang bê phải còn giữ một số bia hậu được khắc vào thời Nguyễn.

Quá trình xây dựng đình đền làng thọ am

Đình làng thọ am

Hiện chưa có tư liệu nào khẳng định về thời gian khởi dựng của đình Thọ Am, song dựa vào những di vật hiện còn có thể khẳng định vào nửa đầu thế kỷ XVIII, ngôi đình đã là một thực thể văn hóa ở làng xã. Trước hết, đình còn giữ được đạo sắc phong niên đại Dương Hòa năm thứ 3 (1637) và liên tục các đời sau, thuộc thế kỷ XVII – XIX đều được triều đình ban sắc cho thấy ngôi đình luôn được quan tâm. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ngôi đình được trùng tu, mở rộng để có quy mô như hiện nay.

Năm 1860, đình tiếp tục được tu sửa hai dãy hành lang. Năm 1861 sửa Hậu cung. Năm 1886 sửa tòa Đại bái để có kiểu dáng kiến trúc như các hoa văn chạm khắc trang trí như hiện nay. Trên câu đầu gian Đại bái còn dòng chữ Hoàng triều Đồng Khánh nguyên niên, tam nguyệt, sơ thất nhật trùng tu tạo cho biết công trình được trùng tu năm Đồng Khánh nguyên niên (1886).

Đền thọ am

Đền Thọ Am nằm bên trái đình, thờ thân mẫu Nguyễn Phục. Theo các cụ trong làng kể lại, nguyên trước kia bà được thờ trong Hậu cung đình cùng với Nguyễn Phục; đến năm Khải Định thứ 8 (1923), dân làng mới tu tạo ngôi đền bên cạnh đình để rước bà ra thờ riêng. Như vậy, năm 1923 cũng là năm dựng lại ngôi đền Thọ Am và kiến trúc được bảo tồn đến ngày nay.

Đền Thọ Am có cùng hướng với đình, phía trước cũng không có Nghi môn và ngăn cách giữa đường làng với sân đền chỉ là đoạn tường thấp; sau tường là sân đền hiện được lát gạch chỉ. Trên khoảng sân, sát phía ngoài là một bức Bình phong, mặt ngoài đắp hổ chầu, mặt trong đắp hồ sen; hai trụ biểu hai bên Bình phong trên đỉnh đắp một búp sen lớn.

Ngôi đền có mặt bằng chữ Đinh, xây trên cấp nền cao hơn sân khoảng 0,2m. Tiền tế 3 gian kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Các bộ vì nóc kết cấu kiểu giá chiêng – chồng rường cụt; trên thân các con rường, câu đầu ở vì nóc đều được kênh các họa tiết hoa sen, lá lật mang phong cách nghệ thuật nửa đầu thế kỷ XX.

kiến trúc đền thọ am

Kết cấu vì nách ở Tiền tế là kiểu kẻ, liên kết đỡ hiên trước các bẩy; trên thân bẩy chạm khắc trang trí các hình vân mây, long mã, cùng phong cách nghệ thuật với hoa văn trên vì nóc. Ở Tiền tế, dưới dạ câu đầu bên phải gian giữa còn dòng chữ Hoàng triều Khải Định bát niên xuân nhị nguyệt, thập nhất nhật; câu đầu bên trái còn dòng chữ Long phi Quý Hợi, Ất Mão, Kỷ Hợi, Mâu Thìn, tu tạo dã cho biết công trình này được tu tạo vào giờ Mậu Thìn, ngày 11 (ngày Kỷ Hợi), tháng Ất Mão (tháng 2) năm Quý Hợi, niên hiệu Khải Định năm thứ 8 (1923).

Hậu cung đền Thọ Am chỉ có 2 gian xây vuông góc với gian giữa Tiền đường nhưng kiến trúc đơn giản, bên trong xây bệ cao, trên có tượng thờ Thánh Mẫu, ngồi xếp bằng trên bệ gỗ, khuôn mặt ngài hiền thục, đoan trang.

Cụm di tích đình – đền Thọ Am đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992.

địa chỉ thọ am

Đình đền chùa Thọ Am văn khấn cúng xin lộc, Đình, đền chùa Thọ Am được xây dựng trên khu đất cao, thoáng ở giữa thôn Thọ Am. xã liên ninh , huyện thanh trì, thành phố thủ đô hà nội, việt nam. Thôn Thọ Am xưa có tên là Kẻ Om/Am nên ngôi đình cũng được gọi là đình Om/Am.

Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là………………………………………………..Tuổi………….

Ngụ tại……………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi…………… (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Hạ lễ

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.

Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Văn khấn ban Công Đồng

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

– Con lạy Tứ phủ Khâm sai

– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

– Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là:…………………………………….Tuổi…………………..

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại:……………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hưởng tử con là……………………………………….Tuổi……………….

Ngụ tại………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm………………………….(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cách khấn khi đi chùa mùng 1:

Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa …………………………….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng

“Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm

Hay dù chỉ thấy bức chân dung,

Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,

Thoát mọi hung tai, được cát tường”.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy).

Các bài khấn đi đền:

Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là………………………………………………..Tuổi………….

Ngụ tại……………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi……………(Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Hạ lễ

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.

Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.