05Văn khấn đền quan giám sát đệ nhị/sắm lễ mâm cúng
05Văn khấn đền quan giám sát đệ nhị/sắm lễ mâm cúng, Đền Quan Giám Sát nằm tại địa chỉ xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Để di chuyển đến đền, từ Hà Nội bạn có thể đi bằng xe khách hoặc bằng phương tiện di chuyển cá nhân.
Quan Giám Sát là vị quan được thờ tại chính cung ngôi đền cùng tên tại xứ Lạng. Quan Giám Sát còn có nhiều tên gọi khác là Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn, Quan Đệ Nhị Giám Sát, Quan Thanh Tra Giám Sát.
Ngài là vị tôn quan đứng bậc thứ hai sau Quan Lớn Đệ Nhất trong hàng Ngũ Vị Tôn Quan Tứ Phủ. Ngài vốn là Đức Thánh Thượng được hạ giáng xuống thoải cung thành Thần Rắn. Sau đó, ngài lần lượt giáng trần qua các thời đại.
Các đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị tại Việt Nam
Trên khắp đất nước, có 4 ngôi đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát được nhân dân cho là vô cùng linh thiêng và thường xuyên đến dâng lễ cúng bái.
Đền Quan Giám Sát Linh Từ – Lạng Sơn
Đền Giám Sát Linh Từ được cho là nơi Quan Đệ Nhị trấn giữ miền Sơn Lâm, là ngôi đền đầu tiên được nhắc đến khi nói đến những ngôi đền thờ chính Quan Đệ Nhị.
Địa chỉ: thuộc xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Khi xưa ngôi đền được xây dựng rất đơn sơ với tường tranh lá nứa, số cung thờ và tượng thờ rất ít ỏi. Lâu dần theo thời gian, nhân dân hưng công cúng tiến, đền được tu bổ sửa sang và ngày một khang trang, rộng rãi, bề thế hơn.
Hầu hết nguyên vật liệu xây dựng đền đều được làm từ vật liệu đá xanh trạm trổ vô cùng đẹp mắt và bề thế. Bên trong khuôn viên đền ngày nay không chỉ có cung chính thờ Quan Lớn Đệ Nhị mà còn mở rộng thêm ra các gian đại bái, gian tiền bái và trung bái, bên ngoài còn có cung thờ Cậu Bé.
Đền Quan Đệ Nhị – Đồng Bằng
Đền nằm trong khu di tích đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải rất rộng lớn. Ngôi đền có lịch sử tồn tại từ đời Hùng Duệ Vương thứ 18 cùng thời điểm xây dựng đền Vua Cha Bát Hải Động Đình và cách đền Vua Cha khoảng 500m. Người dân quanh vùng tương truyền rằng đền Quan Đệ Nhị rất linh thiêng, gắn với nhiều câu chuyện tâm linh rất ly kỳ.
Địa chỉ: thuộc Đông Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình
Đầu tiên phải kể là câu chuyện vào thời gian nhân dân ta chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Khi ấy, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng các tướng lĩnh trong triều dùng chính vùng đất của Trang Đào Động lập căn cứ quân sự. Đã nhiều lần Đức Trần Triều năm mơ, chiêm bao được Đức Vua Cha và Quan Giám Sát về hiến kế cho.
Sau đó, Hưng Đạo Vương đã cho quân lính dàn trận theo đúng giấc mơ và quả nhiên các trận đánh đều linh ứng, quân ta chiến thắng giòn giã mà thương vong rất ít. Sau này, nhờ vào những sự linh ứng phù giúp của các thánh nhân đó mà Hưng Đạo Vương đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Ngài sau này được triều đình sắc phong là “Hộ Quốc Tỷ Dân Hiển Liệt Phúc Thần”.
Đền Quan Giám Sát – Phố Cát
Tại Phố Cát Thanh Hóa cũng có đền thờ Quan Đệ Nhị Giám Sát. Tương truyền rằng, đây là nơi Quan Ông hay giáng hạ dạo chơi. Nhân dân nơi đây vì tôn thờ, sùng kính Ngài nên đã xây dựng đền thờ và hương khói hàng năm hàng tháng, bái lạy Ngài tại đây.
Địa chỉ: thuộc Thành Vân, Thạch Thành, Thanh Hóa
Đền Quan Giám – Phong Mục
Với vè ngoài không hào nhoáng, không phô trương, ngôi đền Quan Đệ Nhị Giám Sát được nhân dân thôn Phong Mục xây dựng và thành tâm hương khói hàng năm. Ngôi đền được xây dựng theo lối kiến trúc đơn giản, không cầu kỳ mà cốt là nơi để nhân dân có tâm đến để chiêm bái nhà Ngài thể hiện lòng thành kính, đồng thời cầu mong sức khỏe cho gia đình.
Địa chỉ: thuộc thôn Phong Mục, xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Kinh nghiệm khi đi lễ Quan Lớn Đệ Nhị
Một vài kinh nghiệm khi đi lễ Đền Quan Lớn Đệ Nhị như sau:
Hầu giá Quan Lớn Đệ Nhị
Quan Lớn Đệ Nhị là một vị Quan Ông rất hay về ngự đồng. Khi văn thỉnh đến câu “Thỉnh mời đệ nhị Tôn quan..” thì ngài sẽ ra dấu bằng hai ngón tay trái.
Khi về ngự, Quan Đệ Nhị vận y phục màu xanh lá, thắt đai xanh, thêu rồng và hổ phù; đeo mạng xanh, nét xanh. Ngài về làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ và múa kiếm, an tọa và ngự tửu. Các giá hầu Quan mỗi nơi mỗi khác, có nơi Quan về ngự múa đôi kiếm, cũng có nơi múa một kiếm, cũng có nơi thì Quan múa một kiếm một cờ.
Khi lập đàn mở phủ, Quan Lớn Đệ Nhị sẽ về chứng tòa Nhạc Phủ với đàn mã đều có màu sắc xanh. Không những thế, trước ngày làm lễ, người ta cũng thường thỉnh Quan Ông về để thanh tra giám sát đàn mã đền phủ trước.
Dâng lễ Quan Lớn Đệ Nhị
Quan Lớn Đệ Nhị vô cùng linh thiêng, người ta tin rằng đến đền lễ Quan cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu công danh được công danh. Nếu dâng lễ quan, nên dâng ngân trần (tiền thật), bởi vì Ngài là vị Quan Ông giám sát trên thượng ngàn, chuyên cấp tài lộc sơn lâm nên khi dâng kim ngân trần gian thì Ngài mới chứng cho lời khấn nguyện.
Tuy nhiên, đến lễ nhà Ngài thì không chỉ đặt tiền thật lên ban thờ Ngài mà bạn còn cần chuẩn bị thêm các thức lễ như: một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ.
Sắm lễ đền Quan Đệ Nhị Giám Sát
Đền Quan Đệ Nhị Giám Sát vô cùng linh thiêng. Người ta tin rằng đến đền lễ quan nên cầu tài lộc, công danh và dâng ngân trần (tiền thật).
Bởi quan là vị giám sát trên thượng ngàn, chuyên cấp tài lộc sơn lâm nên dâng kim ngân trần gian ngài mới chứng cho lời khấn nguyện.
Tuy nhiên, để lễ nhà ngài thì không chỉ đặt tiền thật lên ban thờ ngài mà bạn cần chuẩn bị thêm các thức lễ khác như một đĩa hoa,
một đĩa quả nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương cùng một cánh sớ.
Trong những ngày lễ lớn của đền, nhiều con hương thường muốn dâng tiến những lễ vật đẹp,
sang mang ý nghĩa tốt đẹp để có thể bày trên ban thờ thánh trong thời gian dài, bày tỏ lòng tôn kính. Khi ấy,
Oản Tài Lộc chính là lễ vật phù hợp nhất. Bởi oản được thiết kế tỉ mỉ đẹp sang, mang ý nghĩa tài lộc tốt lành
lại có thể để được tới 6 tháng không bị hỏng mốc, cực thích hợp bày trên ban thờ thánh.
Văn khấn đền Quan Giám Sát xứ lạng sơn
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế
Kính lạy
Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa
Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu
Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương
Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn.
Con xin cung thỉnh Đệ Nhị Tôn Quan, mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.
Hôm nay là ….
Tín chủ con là ………..
Ngụ tại:……………………………
Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.
Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới,
cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Kiến trúc đền Quan Giám Sát
Đền Quan Giám Sát khi xưa chỉ được xây rất đơn sơ với tường tranh nứa lá, số cung thờ và tượng thờ cực ít ỏi. Sau này, đền được tu bổ và ngày càng khang trang bề thế.
Ngôi đền được xây theo kiến trúc đền điện truyền thống với hệ thống cửa, cột, vì kèo bằng gỗ, mái lợp ngói mũi hài bên trên đắp hình lưỡng long chầu nhật. Sân đền được lát toàn bộ bằng đá xanh càng tô điểm thêm cho nét uy nghiêm bề thế của đền.
Đền Quan Giám Sát được xây dựng gồm nhiều công trình kiến trúc, trong đó nổi bật nhất là đền chính thờ Quan Lớn Đệ Nhị. Ngoài ra, nơi đây còn xây Cung thờ Cậu Bé và nhà thờ tổ họ Hoàng – dòng họ có công xây dựng và gìn giữ đền Quan Giám Sát hàng trăm năm nay.
Theo đó, tại góc sân đền là cung thờ Cậu Bé Cây Mít. Sở dĩ gọi là Cậu Bé Cây Mít vì cung cậu nằm ngay sát cây mít cổ thụ lâu đời. Cung cậu bé được xây với diện tích nhỏ. Bên trong có ban thờ đặt bát hương. Bên dưới ban là sập lễ cho con hương đến dâng bái cậu.
Đền chính gồm có 3 gian thờ: Tiền Bái, Trung Bái và Đại Bái.
Gian Tiền Bái gồm có Ban Công Đồng nằm chính giữa, bên phải là ban thờ Chầu Đệ Nhị, bên trái là cung Sơn Trang.
Gian Trung Bái thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế ở chính giữa cùng quan Nam Tào và Bắc Đẩu. Bên phải thờ Đức Thánh Trần, bên trái thờ Thành Hoàng.
Gian Đại Bái chính giữa đặt tượng thờ Quan Giám Sát. Bên phải thờ Quan Hoàng Bảy, bên trái thờ Quan Hoàng Mười. Tượng Quan Lớn Đệ Nhị được đặt trong khám thờ bọc kính uy nghiêm, tráng lệ sơn son thiếc vàng với nhiều họa tiết chạm khắc rồng bay vô cùng đẹp.
Lễ hội đền Quan Giám Sát
Đền quan Giám Sát không tổ chức lễ hội. Thay vào đó, đền thường tổ chức cúng lễ vào các ngày lễ tiết lớn trong năm như ngày tết, ngày tất niên, … trong đó, lớn nhất phải kể đến ngày tiệc của Quan Đệ nhị Giám Sát tức ngày 11/11 âm lịch hàng nằm.