Home > Đồ Thờ > 02Bài văn khấn cúng địa tạng vương bồ tát

02Bài văn khấn cúng địa tạng vương bồ tát

02Bài văn khấn cúng địa tạng vương bồ tát

02Bài văn khấn cúng địa tạng vương bồ tát, Dâng hương, sắm lễ bài cúng văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, thể hiện lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến Đức Ngài – vị Bồ Tát đại từ đại bi, luôn dang rộng vòng tay cứu độ chúng sinh.

Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như cách thức dâng văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát sao cho đúng chuẩn mực, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Bài cúng Văn khấn nôm địa tạng vương bồ tát

02Bài văn khấn cúng địa tạng vương bồ tát
021Bài văn khấn cúng địa tạng vương bồ tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ………..

Tín chủ con là: ……………………………

Ngụ tại:…………………………………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.

Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.

Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.

Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

(Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.

Nguồn: Văn hoá cổ truyền Việt Nam.)

Bài cúng văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát cầu công danh sự nghiệp như sau:

023Bài văn khấn cúng địa tạng vương bồ tát
024Bài văn khấn cúng địa tạng vương bồ tát

Nam mô A di đà phật! Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đệ tử thật tình sám hối, cuộc sống, công tác, tình cảm không như ý là do bản thân kiếp trước, kiếp này bất hiếu với cha mẹ, không biết cảm ơn, tà dâm, keo kiệt, ghen tị, lười biếng, oán giận, hư vinh, thái độ làm việc không hợp chính, trốn tránh trách nhiệm dẫn tới quả báo.

Lúc này đệ tử hướng tới tất cả Bồ Tát, Thiên Long hộ pháp, hướng tới tất thảy chúng sinh bị ta làm tổn thương mà sám hối. Đệ tử tiếc rằng, công tác không tốt, không thể cung cấp nuôi dưỡng cha mẹ, đền đáp công ơn dưỡng dục.

Thân là người trưởng thành, đệ tự cảm thấy công việc không phát triển, sầu muộn không thể tập trung học Phật. Cha mẹ lo lắng, bản thân sốt ruột, lơ là hướng Phật.

Nay, đệ tử tìm tới cửa Phật, hướng đại bi đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát khẩn cầu nhân duyên công việc có khởi sắc.

Đệ tử hi vọng trong công việc:

1. Cơ quan chính quy, không tạo ác nghiệp, nội dung công việc thích hợp, có thể đảm nhiệm, có thể làm việc lâu dài.

2. Công việc làm cha mẹ an tâm, không phải xã giao rượu thuốc.

3. Không quá mệt nhọc, không quá xa xôi, giao thông tiện lợi, có thời gian học Phật, làm việc thiện.

4. Tiền lương thích hợp, có cơ hội tăng lương để nuôi dưỡng cha mẹ, cáng đáng việc nhà, có thừa làm việc thiện

5. Lãnh đạo nhân phẩm tốt, đồng nghiệp thân thiện, mọi người cùng nhau kết thiện duyên.

Vì thế, ta nguyện:

025Bài văn khấn cúng địa tạng vương bồ tát
026Bài văn khấn cúng địa tạng vương bồ tát

1. Tụng 200 bộ “Địa Tạng Kinh”, “Tâm Kinh” 500 lần, thường xuyên niệm “A di đà Phật”.

2. Hiếu thuận tôn kính cha mẹ, quan tâm cha, giúp đỡ mẹ.

3. Ngày rằm, mùng 1 ăn chay, ngày thường ăn ít thịt, không ăn vật còn sống.

4. Phản tỉnh chính mình, tu sửa khuyết điểm, gắng kết thiện nghiệp, không sát sinh, không ăn trộm, không tà dâm, không ác khẩu, không hai lời, không nói dối, không tham lam, không ngu dốt, không ghen tị.

5. Tùy duyên phóng sinh, làm nhiều việc thiện, quyên tiền cúng dường.

6. Nỗ lực tu hành, dẫn đường trợ giúp người khác học Phật

7. Tu hành có tâm đắc ở thông linh phật giáo võng tuyên bố, cùng mọi người cùng nỗ lực phát huy Phật hiệu.

Nam mô A di đà Phật! Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô thập phương tam thế hết thảy phật Bồ Tát! Hy vọng đệ tử cố gắng tu hành, đạt thành nguyện vọng.

(Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.

Nguồn: theo lịch ngày tốt)

Bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát gồm những gì?

Khi thờ Địa Tạng Bồ Tát nói riêng và thờ Phật nói chung, trước khi lập bàn thờ, gia chủ cần xác định được những vật phẩm cần thiết trên bàn thờ. Những vật phẩm cần thiết trên bàn thờ Phật, Bồ Tát bao gồm:

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát: Thờ Ngài Địa Tạng thì chắc chắn không thể thiếu tôn tượng của Ngài. Có rất nhiều mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng đá đẹp, quý khách có thể tham khảo tại website Rước Tài Lộc của chúng tôi.

Lư hương dùng để thắp hương: Đây được xem là sự kết nối tâm linh giữa Bồ Tát và Phật Tử.

Đôi đèn thờ: Trước đây, đèn thờ thường là đèn dầu, tuy nhiên hiện nay, đa số người ta sử dụng đèn cầy và đôi đèn thờ điện vì đèn thờ điện có độ bền cao, thiết kế đẹp lại phù hợp với không gian sống hiện nay.

Ống hương: Là vật dụng dùng để đựng nhang, ống hương sẽ giúp bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ và trang trọng hơn rất nhiều.

Đỉnh Trầm: Dùng để đốt trầm hương, ca ngợi công đức của Địa Tạng Bồ Tát là hương thơm ngào ngạt và khiến không gian trở nên ấm cúng, sang trọng hơn.

Mâm bồng đựng hoa quả: Để chứa hoa quả dâng lên Đức Phật, Bồ Tát nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ với các Ngài.

Các vật phẩm khác: Ngai nước thờ, hủ choé đặt bàn thờ Phật, bộ lộc bình…

Các vật phẩm cần thiết trên bàn thờ Phật, Bồ Tát đều có tại mục Đồ Thờ Cúng của Rước Tài Lộc, quý khách có thể tham khảo tại đây!

Cách bước lập bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại gia

Sau khi đã xác định được các vật phẩm cần thiết cho bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và chọn được vị trí đặt bàn thờ thích hợp, gia chủ cần:

Chọn tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát ưng ý, khi chọn tượng nên ngắm nhìn tôn tượng, nếu sinh ra cảm giác tôn kính, an yên thì hãy chọn mẫu tượng ấy. Tượng Bồ Tát nên chọn tôn tượng tướng diện đẹp, thiết kế tinh tế, màu sắc hài hoà, nước da sơn hồng hào tươi sáng, ánh mắt hiền từ, thần thái tươi vui,

Bày trí bàn thờ trang nghiêm, đầy đủ, hợp lễ trước khi thỉnh tượng về để khi thỉnh tượng bạn chỉ cần đi một mạch về nhà và an vị tượng Phật trên bàn thờ. Tuyệt đối không ghé bất kỳ nơi nào khác khi thỉnh tượng từ cửa hàng về.

Chọn ngày thỉnh tượng phù hợp, thông thường, trong Phật Giáo không phân biệt ngày tốt ngày xấu, gia chủ chỉ cần chọn một ngày tiện nhất để thỉnh tượng. Tuy nhiên, nếu cẩn thận, gia chỉ có thể chọn ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là gày 30 tháng 7 âm lịch hàng năm.

Mâm cúng Sắm lễ Địa Tạng Vương Bồ Tát

– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

– Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Không nên dùng mặn như gà, lợn, giò, chả.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

Hạ lễ sau khi cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Lưu ý: bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo